Hôm nay,  

Ngư Dân Nổi Giận

05/10/200100:00:00(Xem: 4976)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, nạn ngư tặc đã hoành hành trên vùng biển Quảng Ngãi từ nhiều năm nay, với các hình thức sử dụng chất nổ, xung điện, đèn cao áp và hóa chất để đánh bắt cá. Thời gian gần đây tình trạng này ngày càng khốc liệt khi mà biển cứ cạn kiệt dần tôm cá, còn ngư tặc thì vẫn tìm mọi cách để có nó, và người bị thiệt là ngư dân nghèo, họ đã nổi giận khi nguồn cá bị cướp mất.

Theo viên trưởng chi cục Bảo vệ nguồn thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh có khoảng 2,900 chiếc tàu đánh cá với tổng công suất 119,000 CV. Trong đó, phần lớn là tàu có công suất máy nhỏ, chỉ có thể hoạt động quanh quẩn ven bờ với các nghề truyền thống như câu mực, mành chà... Các tàu của ngư tặc chủ yếu xuất phát từ huyện đảo Lý Sơn và các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận...Trong đó, riêng Lý Sơn đang được xem như tổng hành dinh của các con tàu đánh cá chuyên nghiệp bằng chất nổ. Mỗi lần đi biển một tàu thường ít nhất cũng phải mang 70-80 kg thuốc nổ trở lên. Thậm chí có thể đến mấy trăm ký, nếu chuyến đi xa bờ dài ngày. Tàu đã đầy cá mà thuốc nổ vẫn chưa hết, các cư dân có thể cất giữ bằng cách bỏ thùng kín thả xuống đáy biển để lần sau mò vớt lên đánh tiếp. Sở Thủy sản Quảng Ngãi cho biết hiện nay có ít nhất 50 chiếc tàu ở Lý Sơn đang ngày đêm dội bom biển cả để đánh bắt hải sản. Một viên chức nói: "Có thể khó bắt quả tang, nhưng cứ nhìn phương tiện ra khơi là đủ hiểu họ đánh bắt cá bằng kiểu nào, chỉ có tàu không thì đánh cá bằng gì"" Cái thiệt hại do ngư tặc gây ra không chỉ tiêu diệt các loài hải sản lớn bé ở vùng đó, mà nó còn vô hình như một màn lưới trắng ngăn chận các loài cá vào ven bờ, nguồn cá giúp ngư dân nghèo kiếm sống.

Báo TT ghi nhận tiếp: Sau màn "dội bom", hiện nay đèn cao áp là phương tiện đang được các ngư dân sử dụng rất nhiều ở vùng biển Quảng Ngãi. Một dàn đèn loại này thường có ít nhất 5-10 bóng, công suất 5,000W/bóng trở lên. Khi hoạt động, họ mở cùng lúc cả dàn đèn làm sáng rực một khu vực mặt biển làm nổ mắt những đàn cá mê ánh sáng tụ tập lại. Một ông già biển tên là Nguyễn Hinh uất ức kể: Họ ỷ tàu lớn, người đông, máy mạnh, hoành hành hết đêm này sang đêm khác. Ngư dân địa phương ức đến chảy nước mắt nhưng đâu dễ làm được gì họ. Mặc dù các địa phương nhất mực khẳng định là tỉnh đã có quyết định cấm tất cả các tàu đánh bắt hải sản kiểu này. Nhưng khi đến làng nghề cá ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, phóng viên TT tận mắt chứng kiến 5 còn tàu mang biển số Bình Định cùng các dàn đèn cao áp treo lủng lẳng đang neo đậu, tiếp nhận lương thực, nước ngọt ở vùng biển sát chân trạm biên phòng Dung Quất. Một ngư dân đi theo phóng viên, chỉ biết lắc đầu và nói: Cảnh này thường lắm. Đêm đêm bọn chúng còn tụ tập hàng chục chiếc dùng đèn pha xúc sáng rực như thành phố nổi trên biển.

Bạn,
Báo TT ghi nhận rằng trên một ngư trường vốn đã nhỏ hẹp, cạn kiệt, nhưng cùng lúc đang tồn tại hai phe nhóm đánh cá. Một bên là những ngư dân nghèo khó ở dọc suốt các huyện duyên hải Bình Châu, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Đức Phổ...suốt đời chỉ quanh quẩn ven bờ kiếm sống bằng cái ghe, cái mủng nhỏ xíu. Còn bên kia là những ngư tặc vừa có phương tiện lại bất chấp luật lệ. Nồi cơm bị giành giật, xâu xé, và mâu thuẩn nổ ra. Cuối cùng chính các ngư dân hiền lành thấp cổ bé miệng phải tự ra tay cứu mình, gửi đơn khiếu kiện khắp nơi, nhưng rồi cũng không được giải quyết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân mình có những tật xấu rất là kỳ dị… Thí dụ, vào siêu thị ăn thoải mái. Báo Kiến Thức kể: Mặc dù đã có biển báo "Vui lòng không ăn thử và xé lẻ chùm vải'', thế nhưng nhiều khách hàng vẫn thể hiện sự "kém sang" của mình bằng cách ăn chùa trong siêu thị.
Xăng giả, xăng giả… thế là xe phựt cháy. Bản tin VTC nêu câu hỏi: Đại gia Trịnh Sướng cùng đồng bọn bỏ 3.000 tỷ đồng mua hóa chất pha chế xăng giả thế nào?
Cấm ngư dân đánh cá ở Biển Đông? Cấm thì cứ cấm, ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi…. Dân Trí kể chuyện tỉnh Quảng Nam: Ngư dân vẫn đánh bắt cá sau lệnh cấm của Trung Quốc. Ngày 5/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Tấn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam – cho hay, ông vừa kí văn bản gởi đến UBND các huyện, thành phố, thị xã Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn; các Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Kỳ Hà, Cửa Đại sau thông báo tạm dừng đánh bắt cá trên biển từ phía Trung Quốc.
Dường như Hải quan Trung Quốc tăng mức độ làm khó hàng Việt Nam xuất cảng qua các cửa khẩu… Báo Pháp Luật kể: Ngày 3-6, đã có ba xe chở vải khi đến cửa khẩu Tân Thanh phải dỡ hàng xuống để cắt lại cuống…
Làng nghề cũng là một điểm hấp dẫn du khách… Thực tế, nếu không kinh doanh du lịch, nhiều làng nghề sẽ bị xóa sổ tại Việt Nam.
Du học sinh Việt Nam sang Nhật quậy quá xá… Thế là bị cấm cửa nhiều cơ sở. Báo Pháp Luật kể: Đại sự quán Nhật Bản tại Việt Nam vừa phát đi thông báo, từ ngày 1-6 đến ngày 1-12-2019, cơ quan này không chấp nhận 11 cơ sở tư vấn du học của Việt Nam đại diện nộp hồ sơ xin cấp visa.
Nơi nào cũng ô nhiễm… Từ không khí cho tới sông rạng, từ góc phố ồn ào khói xe cho tới các khu nhà nồng nặc khói thuốc… Thế là bệnh ung thư. Thời Báo Tài Chính kể: Liên hợp quốc kêu gọi đánh thuế ô nhiễm.
Khi cá Ông từ trần… lòng người cũng hoang mang. Bản tin Kênh 14 kể chuyện Phan Thiết: Ngày 29/5, các ngư dân phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận phát hiện xác một cá Ông lụy ngoài khơi, sau đó tiến hành kéo vào bờ tổ chức an táng theo phong tục địa phương.
Dùng hình ảnh từ camera để sẽ phạt nguội người phạm luật giao thông… Đó là một chiến thuật mới để giảm các vi phạm, và cũng để giảm tai nạn giao thông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.