Hôm nay,  

Cơm Bụi Của Công Nhân

14/03/200000:00:00(Xem: 8325)
Bạn
Theo báo Người Lao Động, phần lớn các xí nghiệp, công ty sản xuất hoạt động trên địa bàn các quận vùng ven Sài Gòn đều không nhà ăn cho công nhân, do đó cứ vào buổi trưa, công nhân đã phải chen chúc trong các quán cơm lề đường ở bên ngoài nhà máy, mà theo ngôn ngữ trong nước nước gọi là cơm bụi vĩa hè. Tại các quán cơm này, khách qua đường được chứng kiến những người bữa ăn đạm bạc của người thợ mà theo ghi nhận của phóng viên báo trên là “không đủ tái tạo sức lao động” qua đoạn ký sự dưới đây.

Dưới cái nắng trưa hầm hập, hàng trăm công nhân chen chúc trong các quán cơm ven Quốc lộ 13 ở phường Hiệp Bình Đức, quận Thủ Đức. Sau từng chiếc xe tải lướt qua, gió thổi tung bụi mù mịt, tràn vào trong quán. Họ không để ý hoặc họ đã quen, chỉ cắm cúi ăn cho qua bữa, kịp vào ca chiều. Một công nhân tên Sơn cho biết: Công ty không có căng tin nên phải ăn cơm bụi vỉa hè. Sơn đưa tay chỉ những công nhân khác đang tụ tập quanh các xe bánh mì và nói: Tụi nó vậy mà nhanh, một ổ bánh mì, một ly trà đá, thế là xong bữa trưa. Tuy vậy, cơm nơi đây cũng không rẻ gì, 5 ngàn đồng một đĩa gồm vài lát chả cá và một miếng đậu hũ hoặc sườn kho với rau.

Không chỉ nơi đây, mà phần lớn các quán cơm bụi vĩa hè đều không bảo đảm được vệ sinh thực phẩm. Trước khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức, mười mấy quán cơm xập xệ cũng đông nghẹt công nhân. Ở đây, bụi bặm càng dày dặc hơn, vì nằm ngay trên xa lộ vành đai, tấp nập xe cộ. Thức ăn bày sẵn trên bàn, chủ quán chẳng cần đậy lại. Cách đó không xa ngay ngã tư Linh Xuân và ga Sóng Thần, hàng loạt các quán nằm sát ngay đường cống thoát nước, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Một chủ quán nói: Nếu dời vào trong sạch sẽ hơn thì sẽ bị mất khách.


Hễ nơi nào có xí nghiệp, nhà máy thì nơi đó sẽ có quán cơm bụi hình thành. Hình như quận huyện nào cũng có những con đường cơm bụi điển hình. Ở quận Gò Vấp là đường Quang Trung, Phạm Văn Chiêu. Quận Tân Bình là hương lộ 14, đường Âu Cơ. Huyện Bình Chánh có đường Bà Hom, An Dương Vương. Một chị chủ quán trên đường Bà Hom nói: Mở quán cơm bán cho công nhân là dễ nhất. Bàn ghế xập xệ, chật chội, nóng bức cũng không sao, gạo có cũ cũng được. Chỉ cần chế biến thức ăn sao cho dễ nuốt và dĩa cơm phải nhiều để cho họ đủ no. Tại quán này. trong chục đĩa thức ăn bày trước quầy, có đến 1/3 là thức ăn của hôm qua chưa bán hết, chị chủ quán vừa xào nấu lại, bán tiếp cho công nhân.

Tại khu chế xuất Linh Trung, Trần Thu Hằng, nữ công nhân thuộc công ty Theodore Alexander nói: Chúng tôi thu nhập còn thấp, nên phải dè xẻn mọi thứ kể cả bữa ăn trưa để có tiền về gia đình. Hằng và một người bạn hùn nhau một suất cơm trưa 5 ngàn đồng, cô cho biết: tuy không no lắm, nhưng cũng quen rồi. Có gì tối về nấu cơm ăn bù. Bằng cách này, mỗi tháng cô chỉ chi phí mọi sinh hoạt khoảng 200 ngàn đồng, còn dư gửi gia đình. Còn công nhân Trần Thị Hoa, làm việc ở công ty Quế Bằng, thì mỗi ngày đều mang theo mì tôm vào công ty, đến trưa mua nước sôi nấu mì ăn qua bữa, tối đến lại cùng bạn nấu cơm ăn bù.

Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, nhiều công nhân cho biết là họ rất muốn nấu cơm mang theo, nhưng tăng ca thường xuyên, sáng không thể nào dậy sớm để đi chợ nấu cơm được. Họ cũng biết ăn uống thiếu thốn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng theo họ, với đồng lương eo hẹp, khó mà ăn sang hơn. Cũng có xí nghiệp nghiêm cấm không cho công nhân mang cơm đem theo vào xưởng, buộc lòng công nhân phải ăn cơm bụi vĩa hè.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.