Hôm nay,  

Cơm Bụi Của Công Nhân

14/03/200000:00:00(Xem: 8320)
Bạn
Theo báo Người Lao Động, phần lớn các xí nghiệp, công ty sản xuất hoạt động trên địa bàn các quận vùng ven Sài Gòn đều không nhà ăn cho công nhân, do đó cứ vào buổi trưa, công nhân đã phải chen chúc trong các quán cơm lề đường ở bên ngoài nhà máy, mà theo ngôn ngữ trong nước nước gọi là cơm bụi vĩa hè. Tại các quán cơm này, khách qua đường được chứng kiến những người bữa ăn đạm bạc của người thợ mà theo ghi nhận của phóng viên báo trên là “không đủ tái tạo sức lao động” qua đoạn ký sự dưới đây.

Dưới cái nắng trưa hầm hập, hàng trăm công nhân chen chúc trong các quán cơm ven Quốc lộ 13 ở phường Hiệp Bình Đức, quận Thủ Đức. Sau từng chiếc xe tải lướt qua, gió thổi tung bụi mù mịt, tràn vào trong quán. Họ không để ý hoặc họ đã quen, chỉ cắm cúi ăn cho qua bữa, kịp vào ca chiều. Một công nhân tên Sơn cho biết: Công ty không có căng tin nên phải ăn cơm bụi vỉa hè. Sơn đưa tay chỉ những công nhân khác đang tụ tập quanh các xe bánh mì và nói: Tụi nó vậy mà nhanh, một ổ bánh mì, một ly trà đá, thế là xong bữa trưa. Tuy vậy, cơm nơi đây cũng không rẻ gì, 5 ngàn đồng một đĩa gồm vài lát chả cá và một miếng đậu hũ hoặc sườn kho với rau.

Không chỉ nơi đây, mà phần lớn các quán cơm bụi vĩa hè đều không bảo đảm được vệ sinh thực phẩm. Trước khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức, mười mấy quán cơm xập xệ cũng đông nghẹt công nhân. Ở đây, bụi bặm càng dày dặc hơn, vì nằm ngay trên xa lộ vành đai, tấp nập xe cộ. Thức ăn bày sẵn trên bàn, chủ quán chẳng cần đậy lại. Cách đó không xa ngay ngã tư Linh Xuân và ga Sóng Thần, hàng loạt các quán nằm sát ngay đường cống thoát nước, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Một chủ quán nói: Nếu dời vào trong sạch sẽ hơn thì sẽ bị mất khách.


Hễ nơi nào có xí nghiệp, nhà máy thì nơi đó sẽ có quán cơm bụi hình thành. Hình như quận huyện nào cũng có những con đường cơm bụi điển hình. Ở quận Gò Vấp là đường Quang Trung, Phạm Văn Chiêu. Quận Tân Bình là hương lộ 14, đường Âu Cơ. Huyện Bình Chánh có đường Bà Hom, An Dương Vương. Một chị chủ quán trên đường Bà Hom nói: Mở quán cơm bán cho công nhân là dễ nhất. Bàn ghế xập xệ, chật chội, nóng bức cũng không sao, gạo có cũ cũng được. Chỉ cần chế biến thức ăn sao cho dễ nuốt và dĩa cơm phải nhiều để cho họ đủ no. Tại quán này. trong chục đĩa thức ăn bày trước quầy, có đến 1/3 là thức ăn của hôm qua chưa bán hết, chị chủ quán vừa xào nấu lại, bán tiếp cho công nhân.

Tại khu chế xuất Linh Trung, Trần Thu Hằng, nữ công nhân thuộc công ty Theodore Alexander nói: Chúng tôi thu nhập còn thấp, nên phải dè xẻn mọi thứ kể cả bữa ăn trưa để có tiền về gia đình. Hằng và một người bạn hùn nhau một suất cơm trưa 5 ngàn đồng, cô cho biết: tuy không no lắm, nhưng cũng quen rồi. Có gì tối về nấu cơm ăn bù. Bằng cách này, mỗi tháng cô chỉ chi phí mọi sinh hoạt khoảng 200 ngàn đồng, còn dư gửi gia đình. Còn công nhân Trần Thị Hoa, làm việc ở công ty Quế Bằng, thì mỗi ngày đều mang theo mì tôm vào công ty, đến trưa mua nước sôi nấu mì ăn qua bữa, tối đến lại cùng bạn nấu cơm ăn bù.

Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, nhiều công nhân cho biết là họ rất muốn nấu cơm mang theo, nhưng tăng ca thường xuyên, sáng không thể nào dậy sớm để đi chợ nấu cơm được. Họ cũng biết ăn uống thiếu thốn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng theo họ, với đồng lương eo hẹp, khó mà ăn sang hơn. Cũng có xí nghiệp nghiêm cấm không cho công nhân mang cơm đem theo vào xưởng, buộc lòng công nhân phải ăn cơm bụi vĩa hè.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sân trường không an toàn tí nào... Lớp học cũng không an toàn... Thậm chí, văn phòng Hiệu trưởng cũng không an toàn.
Vậy là tràn dầu… Chắc là khi rút ruột đã gặp bất ngờ… Báo Môi Trường & Cuộc Sống kể: Trả lời PV VTC News vào tối 18/12, ông Vũ Đức Kính – Phó chủ tịch UBND TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) cho biết: “Bước đầu chúng tôi xác định được vào ngày 14/12 xảy ra sự cố tràn dầu, khoảng 3.000 lít dầu tại bể thu gom dầu thừa của cây xăng quân đội nằm sát Cảng Lễ Môn, Khu công nghiệp Lễ Môn, thuộc phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa bị nước mưa làm chảy tràn ra khu vực dân sinh.
Vậy là vô địch bóng đá... Hóa ra, Việt Nam bây giờ lên cơn sốt chủ yếu là do: Hoa hậu và bóng đá.
Thê thảm là ô nhiễm môi trường... Đây là những cái chết chậm. Báo Tuổi Trẻ kể: từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.SG cho hay trung bình một người phụ nữ Việt "gánh" trên mình gần 6 ký bụi ô nhiễm mỗi năm.
Vậy là lương tôi thiểu tăng... cũng không bao nhiêu. Nhưng vẫn rất cần. Báo Thanh Niên kể: Từ ngày 1.1.2019, lương tối thiểu tăng lên 4,18 triệu đồng/tháng... Mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.
Hai ông Thứ trưởng Bộ Công An ra tòa... Báo Dân Việt kể: Ngày 14/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can Trần Việt Tân, nguyên Tổng cục trưởng và ông Bùi Văn Thành, nguyên Cục trưởng Bộ Công an về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hai bị can bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cô giáo ỷ thế gần mặt trời Hà Nội mắng học trò, mắng cả gia đình học trò... bị kỷ luật. Báo Giao Thông kể: Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa, Hà Nội, đã cảnh cáo, chuyển trường "giáo viên đuổi học học sinh vì... bố làm thợ xây, mẹ bán hàng".
Vậy là huề... đành phải chờ đá trận chung kết lượt về ở Hà Nội. Giải thi đấu bóng đá AFF Cup 2018 trận Chung kết lượt đi tại Malaysia ngày 11/12/2018 có kết quả: Hai đội tuyển Malaysia -- Việt Nam huề 2-2.
Mưa lũ quá lớn… Chết, bị thương, nhà ngập nước, xa lộ hư hỏng, xe cộ rỉ sét… Bản tin VOV kể: Mưa lũ ở miền Trung làm 6 người chết, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập. Mưa lũ khiến hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ quân khu 5 cùng lực lượng quân đội, công an địa phương giúp người dân.
Sau Sài Gòn ngập, là tới Nha Trang… và bây giờ là Đà Nẵng ngập nước. Y hệt như ca khúc gì có câu: trời làm cơn lụt mỗi năm. Bây giờ thêm cơ cấu hạ tầng thoát nước yếu kém nữa, là tăng phần bi thảm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.