Hôm nay,  

Chiếc Gùi Ở Tây Nguyên

11/6/200600:00:00(View: 4299)

Chiếc Gùi Ở Tây Nguyên

Bạn,

Theo báo quốc nội, trong sản phẩm đan lát của người dân các sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thứ đặc biệt nhất là chiếc gùi. Gùi chỉ là tên gọi của người Kinh để nói về đồ vật được dùng làm phương tiện vận chuyển, nhưng với người sắc tộc Jrai lại có nhiều tên gọi khác nhau tương ứng cho mỗi loại gùi khi đan và tùy theo mục đích sử dụng của từng loại

Điều này chứng tỏ sự phong phú về các loại gùi mà người Jrai sử dụng trong đời sống.

Báo Bình Định ghi nhận về những đặc điểm của các loại gùi Jrai như sau.

Gùi của người Jrai có nhiều tên gọi. Chẳng hạn gùi nhỏ dành cho trẻ em (hkà-anét), gùi thưa đi lấy củi (bagui), gùi có nắp đựng váy áo, khố, chăn mền và tư trang (hkạ), gùi kín đựng lúa (sapi-hông), gùi thưa đựng quả bầu khô đi lấy nước (pih-ia)... Nếu so với chiếc gùi của người Xơ-đăng láng giềng, tộc người có nhiều loại gùi phong phú về kiểu dáng  như gùi cánh dơi, gùi ốc sên... thì chiếc gùi của người Jrai lại có hình dáng đơn giản đi nhiều.

Hình dáng chiếc gùi của đồng bào Jrai về cănbản là hình trụ đứng, thon, cao, bao gồm ba bộ phận là đế gùi (pang), quai (lây) và thân gùi (ania) với đường trang trí theo dải ngang chạy vòng quanh thân. Gùi có nắp đan theo khối trụ tròn, nắp khum hình chóp nón không có núm. Một đầu quai gùi được đan ghép với thân sát với đầu miệng gùi, còn đầu kia thì buộc với đế gùi bằng cách dùng mũi dùi kim loại nung nóng đục thủng hai lỗ ở hai bên sườn đế rồi luồn quai gùi buộc chặt. Trên nắp gùi người đa đan các dải hoa văn hạt cườm có cánh đều nhau. Các dải hoa văn được đan theo lối kép gồm hai đường viền chạy  song song nhau một cách đều đặn và cách nhau một khoảng nhất định. Các nan dùng để đan hoa văn có màu đen được nhuộm riêng. Lối nhuộm nan, đan hoa văn kiểu trên dây rất gần gũi với cách nhuộm sợi dệt vải.

Bạn,

Cũng theo báo Bình Định, người sắc tộc Jrai cũng như cư dân các  sắc tộc khác ở Tây Nguyên quan niệm rằng, chiếc gùi không phải chỉ là đồ đựng thuần túy mà còn là đồ trang trí thể hiện  óc thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của người đan. Do vậy, khi đan gùi có nắp người ta dành nhiều thời gian và công sức cho việc này. Đây là loại gùi được đan một cách cầu kỳ, có giá trị khi sử dụng và thể hiện một nét đẹp trong vật dụng của người Jrai.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc chiến thanh trừng hay chống tham nhũng? Bây giờ lộ ra rằng ngân hàng chỉ là nơi gom tiền đồng bào để quan chức rủ nhau đục khoét... Vậy là nợ xấu lại dồn cho chính phủ.
Miền Tây sẽ chìm dưới mặt nước biển… đó là viễn ảnh có vẻ như khó ngăn cản, theo lời báo động từ các chuyên gia.
Sài Gòn nổi tiếng về ẩm thực… ai cũng biết. Và cũng nổi tiếng về sự cởi mở, ai cũng biết – do vậy, mới có cuộc xuống đường mấy ngàn người hỗ trợ các bạn giới tính thứ ba.
Chỗ nào cũng nghe tiếng than dậy trời... kêu cứu, xin kêu cứu. Mới biết cõi này là khổ. Báo Người Lao Động kể: Chủ hụi ôm tiền tỉ "mất tích", 77 nạn nhân gửi đơn kêu cứu... Hàng chục tiểu thương tại một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam phải kêu cứu cơ quan chức năng vì chủ hụi bất ngờ "mất tích".
Trước tiên là mắt... Có phải vì ngaỳ nào cũng ngó thấy hình ông Hô cho nên rủ nhau ngứa mắt? Báo SGGP kể rằng theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, hiện nay có khoảng 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc tật khúc xạ về mắt, trong đó 2/3 là bị cận thị, tập trung chủ yếu ở đô thị với tỷ lệ chiếm 30 - 35%.
Báo Tuôi Trẻ ghi nhận một con số: '70% giáo viên phổ thông không có năng khiếu sư phạm'... Ông Nguyễn Đình Anh, nguyên trưởng Phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Nghệ An, đưa ra con số "gây sốc" trên tại Hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông.
Đà Nẵng không còn như xưa... Sơn Trà hoàn toàn khác... Các hô phụ huynh cũng không hệt như những ngày xưa cũ...
Vậy là tới mùa chay... Tới mùa rủ nhau ăn chay... Các thành phố hóa ra cũng tâm linh rất mực... Báo Tuổi Trẻ kể: Thực phẩm chay trong mùa 'cháy hàng'...
Trong khi lẽ ra việc cứu những con chó từ các lò mổ phải là của chính phủ, của Sở Thú Y… vậy mà, không cơ quan nào bận tâm hết… Thế là, một nhóm trẻ bắt tay vào việc.
Câu chuyện 2 nhà sư hát dòng nhạc Bolero tuyệt vời lên đài truyền hình dự thi bây giờ hóa ra không phải nhà sư thật, chỉ là người tự tu trong một ngôi chùa ngoài luồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.