Hôm nay,  

Nạn Đói Trong Mùa Lũ

06/10/200100:00:00(Xem: 4977)
Bạn,
Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, từ nhiều năm, hễ đến mùa lũ thì dân nghèo miền Tây lại dời nhà tránh lũ, chờ rút thì họ quay về. Mưu sinh cũng vô cùng khốn khó: mùa khô làm mướn, mùa lũ giăng câu. Khi giông gió thì giăng câu cũng chẳng được, và nước ngập sâu thì cũng không ai thuê mướn. Thế là rơi vào tình cảnh đói kém. Những cảnh đời mà phóng viên KTSG ghi lại dưới đây là ở Đồng Tháp, nhưng cũng có thể bắt gặp những cảnh như thế ở nhiều tỉnh miền Tây.

Trong chuyến đi trên một kênh xã Phú Hiệp, Tam Nông, Đồng Tháp, phóng viên thấy nhiều nhà dân đã bị ngập tới nóc, phần lớn nhà đã tháo vách trống hoặc cho nước tự nhiên tràn vào. Chỉ còn lại những căn nhà trống không. Người dân đã di dời chạy lũ. Nhưng nếu nhìn kỹ bên trong sẽ thấy không phải tất cả nhà đều vắng vẻ. Còn vài ba cái đầu bù xù nhô ra từ cái cái lỗ cửa sổ khoét sát cánh én, đoạn gần nóc nhà. Anh Trần Văn Phước, một nông dân ở trong căn nhà mà phóng viên ghé qua, giương cặp mắt sâu hoẳm vì thiếu ngủ: Có cứu trợ gì không, chúng tôi đang đói. Bên trong nhà, đứa con 17 tuổi của anh nằm co ro không buồn ngồi dậy. Có lẽ nó đang đói. Anh nói rằng hai cha con đã bám trụ ở đây hơn ba ngày qua để giăng câu chài lưới kiếm cá. Nhưng mấy bữa nay trời giông gió quá chừng, không thể ra đồng được đành năm đây nhịn đói. Phóng viên bò ra cái chòi bếp, bên trong cái bếp lạnh tanh còn đó một nồi nấu cơm nhưng bên trong không còn một hột. Dưới đó là cái ơ đất dùng kho cá. Trong ơ chỉ còn lại những vạt muối trắng xóa. Anh Phước kể: "Chiều hôm qua, thằng nhỏ câu được mấy con cá rô, ngồi tại nhà câu thôi chứ có đi đâu. Rồi lội bộ qua bụi bông điên điển. Không có một hột cơm nào ráo." Ngoài trời, gió vẫn còn thổi mạnh, từ phía xa mênh mông nước, sóng vẫn đánh nhấp nhô như chực nuốt chửng những ghe xuồng nào dám léo bánh ra xa. Anh Phước nói: "Vậy đó, mấy chú thử coi làm sao tụi tui kiếm sống được." Anh lại thở dài, nửa than thân trách phận, nửa như muốn giải thích về cái sự ăn không ngồi rồi này của mình. Phóng viên hỏi: "Anh không còn có lúa à "" Anh lắc đầu: "Làm gì có mà còn. Tụi tui nhà ở Sa Đéc, đùm túm lên đây lập nghiệp. Không đất đai vốn liếng, chỉ có nghề làm mướn thôi. Mùa lúa làm đủ thứ, cắt lúa, vác phân, đắp bờ. Được bao nhiêu tiền ăn hết bấy nhiêu. Mùa lũ sống nhờ ba con cá. Trời êm thì sống được, trời động thì húp cháo. Anh chỉ qua những căn nhà hàng xóm kế cận: Bên đây cũng nhiều dân tứ xứ như tui, cũng nằm đây chịu trận từ mấy ngày qua rồi. Mấy chú có gì cứu trợ thì ra tay cứu giúp."

Bạn,
Cũng theo phóng viên KTSG, nhiều người nghe có đoàn cứu trợ tới thăm đã lục đục bơi xuồng qua. Ai cũng kể về hoàn cảnh của mình. Đó là chị Phước, làm nghề chăn trâu mướn; anh Xiềng, vác đất mướn, nay bị mù không làm gì được; anh Khởi, cũng đi vác đất mướn nhưng nay bị đau cụp xương sống mà dù có khỏe mạnh cũng không ai thuê mướn gì trong hoàn cảnh này...Sổ tay của phóng viên cứ ghi tên họ ngày càng dài ra, hầu như xóm này ai cũng có hoàn cảnh giống như nhau. Mấy nhà kế bên nghe có tiếng người lạ cũng ló đầu ra nhìn phóng viên chờ đợi một cái gì đó. Một viên chức phụ trách về xã hội của xã cho biết: Cả xã có 1,600 hộ thì có đến 550 hộ không có đất sản xuất. Họ chỉ sống bằng nghề làm mướn và giăng câu bắt cá. Mùa lũ năm nào họ cũng bị đói. Chẳng phải họ không chí thú làm ăn, thiên tai đã làm cho họ đã nghèo vốn nghèo thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hóa ra, tài xế xe hàng đường xa ưa xài ma túy là chyện có thiệt. Bản tin VOV kể: Sau 1 tháng đồng loạt kiểm tra, lực lượng nghiệp vụ Công an TPSG và các quận huyện phát hiện 31 tài xế xe container và xe khách dùng ma tuý. Qua đó đã lập biên bản và bàn giao những tài xế này cho công an địa phương quản lý và đưa đi cai nghiện bắt buộc. Cậu Kim tới rồi, theo báo Tiền Phong: Xe bọc thép hộ tống Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un về Hà Nội.
Quan họ tưng bừng lễ hội... Cũng là một độc chiêu của ngành du lịch Việt Nam. Báo Tin Tức kể: Tối 23/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình Về miền Quan họ và kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với chủ đề “Rạng rỡ miền Quan họ”.
Vậy rồi Tết cũng qua... Sau vui chơi mệt nhọc, là kinh doanh mệt nhọc... Báo Doanh Nghiệp VN kể: Tết Kỷ Hợi, người Việt chi 360 tỷ đồng ăn bánh kẹo ASEAN... Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, bánh kẹo, ngũ cốc từ ba nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia đổ về Việt Nam nhiều nhất trong tháng 1/2019 - tháng cao điểm mua sắm bánh kẹo cho dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Ngoài phố dĩ nhiên là đầy nỗi lo, đủ thứ chuyện bắt cóc, đụng xe, bạo hành... nhưng trong trường học cũng nguy ngập đủ thứ.
Chuyện rất buồn ở cõi này, khi con gái xin chết sớm, vì gia đình khổ quá... Báo Gia Đình Mới kể chuyện tại Hà Nội: Cô gái xin bố được chết vì không có tiền chữa bệnh... Mang một 'án tử' trên đầu do bệnh trọng, cô gái trẻ Nguyễn Trà My (sinh năm 2002, ở tại Kim Ngưu, Hà Nội) trách móc bố sao không để con chết cho thanh thản.
Hà Nội tưng bừng chờ đón hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un... Thế là, có anh thợ hớt tóc muốn kiểu tóc hai lãnh tụ đi đầy đường phố...
Vậy là bóng đá Việt Nam cũng kiếm được một vị trí đáng kiêng nể, tuy là chưa lên chức vô địch thiên hạ...
Bản tin TTXVN kể về lễ tưởng niệm một nhà thơ lớn: Ngày 19/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại Từ đường Nguyễn Khuyến, thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm 110 năm ngày mất nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Lư hương trước tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo bị dọn đi... Để dân chúng khỏi tới biểu tình, thắp hương, phản đối Trung Quốc trước tượng đài?
Có thiệt là Thần Tài giúp người cúng kiếng hay không? Hay chỉ là tấm lòng với cõi vô hình thôi, chứ thực tế không có vị nào giúp mình cõi này kiếm tiền?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.