Hôm nay,  

Mất Việc Vì Đình Công

07/06/200600:00:00(Xem: 2707)

Bạn,

Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Sài Gòn và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, một số công ty có xảy ra đình công đã quyết định sa thải người lao động chỉ vì  lý do người lao động đó đã tham gia đình công...Việc làm này của doanh nghiệp rõ ràng là sai luật nhưng vì những lý do khác nhau, nhiều lao động lại chọn cách im lặng để cuối cùng bản thân họ phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Báo Đồng Nai ghi nhận thực trạng này  như sau.

Hiện nay, chỉ một số ít doanh nghiệp ghi rõ lý do sa thải là người lao động đã tham gia đình công. Trong khi đó, cũng với lý do này nhưng nhiều doanh nghiệp  lại "tinh vi"  bằng cách mượn những lý do khác hợp pháp hơn để sa thải những lao động đã tham gia đình công, chẳng hạn như: không hoàn thành nhiệm vụ, không chấp hành nội quy công ty... Nhiều ý kiến cho rằng, việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở những trường hợp như thế này xem ra là rất khó, vì vụ việc chỉ có thể được xử lý trên cơ sở những lý do mà phía công ty đưa ra. Ở nhiều trường hợp, thậm chí người lao động cũng không biết mình bị công ty sa thải trái pháp luật, chẳng hạn như: việc sa thải không hề được đưa ra hội đồng xét kỷ luật, không hề cầm được tờ quyết định sa thải trên tay, doanh nghiệp "lơ" luôn một số nghĩa vụ đối với người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng... Ở một số trường hợp, doanh nghiệp sa thải lao động chỉ đơn giản bằng cách  "cấm cửa" lao động vào công ty ngay từ ngoài cổng. Ngay khi xảy ra vụ việc, nếu lao động không "cầu cứu" kịp thời đến các cơ quan quản lý về lao động, tổ chức Công đoàn, Trung tâm hỗ trợ pháp lý thì sẽ rất khó đòi được quyền lợi hợp pháp cho mình sau này.

Không chỉ có việc sa thải công nhân với lý do tham gia đình công, nhiều lý do trái luật nhằm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động của doanh nghiệp cũng không được chính người lao động lên tiếng. Theo luật sư Vũ Ngọc Hà, Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn, có nhiều nguyên nhân khiến người lao động chọn cách im lặng. Ngoài tâm lý ngại theo kiện, nhiều lao động lại không nắm vững pháp luật về lao động và cũng không biết tới các địa chỉ hỗ trợ về pháp lý miễn phí cho người lao động. Một nguyên nhân khách quan khác, ngay khi bị sa thải, nhiều lao động đã phải nhanh chóng tìm một việc làm mới, không có thời gian để theo kiện, khiến nhiều vụ việc cũng rơi vào im lặng.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, sau khi tham gia đình công, nhiều công nhân đã không được bộ phận bảo vệ công ty cho vào làm việc và được trao quyết định sa thải ngay tại cổng. Trước việc làm không đúng quy định pháp luật của này, có rất ít công nhân khởi kiện công ty ra tòa lao động. Đa số bằng lòng nhận vài tháng lương cơ bản, được coi như tiền bồi thường hợp đồng của công ty.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.