Hôm nay,  

Trẻ Kiếm Sống Ở Lễ Hội

01/05/200100:00:00(Xem: 4815)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, mùa lễ hội ở Việt Nam là thời điểm hoạt động của các “dịch vụ ăn theo”: xe đò chở khách hành hương, quán nước, quầy bán nhang đèn, xem bói...và đội quân bán hàng rong mà trẻ em là thành phần chủ lực. Trong một bài viết về hiện tượng trẻ em buôn bán tạp phẩm trong mùa lễ hội, báo Phụ Nữ đã cho biết hiện tượng này đã gây phiền nhiểu cho khách thập phương ở chùa chiền, khu di tích văn hóa đang khiến đông đảo du khách lo ngại và lên tiếng.

Trình bày về hiện trạng nói trên, báo Phụ Nữ ghi nhận như sau: Trẻ em, trung bình cỡ 12 tuổi, đang dần trở thành lực lượng buôn bán, chủ yếu kiếm sống nhờ vào việc bán nhang, vàng mã, đồ lưu niệm tại các chùa chiền, di tích văn hóa, nơi có nhiều khách du lịch đến chiêm bái, cầu phước. Tại các tỉnh phía Bắc, chỉ ước tính sơ sơ ở chùa Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) có tới 40-50 trẻ em, ở Yên Tử (Quảng Ninh) do địa thế chùa ở cao và hiểm trở, nên trẻ chỉ bán quanh quẩn dưới chân núi, cũng có tới hơn 30 em; chùa Thầy (Hà Tây) vào ngày thứ bảy, chủ nhật số trẻ bán nhang, vàng mã lên đến 30 em. Đó là những con số chưa đầy đủ nhưng cũng khiến các chuyên viên an sinh xã hội giật mình bởi lượng trẻ em đi kiếm sống khá đông đảo.

Báo Phụ Nữ cho biết hầu hết các em học buôn bán từ khi còn rất nhỏ. Báo này đã nêu ra trường hợp một bé tên là Nguyễn Thị Hồng lên chùa Thầy bán hàng đã được một năm, hiện nay em đã lên 10 tuổi. Phóng viên báo Phụ Nữ kể thêm rằng những du khách đến chùa Thầy hẳn cũng sẽ nhận ra cô bé này vì em có vóc dáng nhỏ bé như đứa trẻ suy dinh dưỡng lên 6-7 tuổi, tay lúc nào cũng lăm lăm một bên là túi đựng nhang, một bên là xấp tiền lẻ đổi cho khách đi cầu lộc. Nhỏ tuổi nhưng đã thạo việc buôn bán nên Hồng chào khách rất dẻo. Khách đi lễ nhìn Hồng quá nhỏ nên thương, rất hay mua cho em. Bé Hồng tâm sự với phóng viên: Em và chị em (đang học lớp 7) thay nhau đi bán, mỗi ngày cũng bán được 10,000 đồng đến 20,000 đồng, có ngày đông khách em bán được đến 70 ngàn đồng. Tiền đó đem về nhờ mẹ giữ hộ rồi đóng tiền học, mua quần áo mới.

Cũng theo báo Phụ Nữ, chỉ tính quanh chân Thác Bạc (Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã có tới 22 trẻ quanh quẩn bán đồ lưu niệm, làm dịch vụ mang đồ cho khách...các em có lợi thế hơn cha mẹ cũng như người lớn làm dịch vụ này ở chỗ: các em có tài băm khách dài hơn, đỉa hơn, hơn nữa, khả năng luồn lách, lội suối, băng rừng rất nhanh. Vì những ưu điểm đó mà nhiều em đã tìm mọi cơ hội để lừa bịp, móc đồ của du khách. Báo quốc nội cho biết rằng mặc dù ở các hội chùa, các toán bảo vệ rất quan tâm đến trật tự, an ninh cho khách nhưng khách du lịch vẫn thường xuyên bị gây nhiễu bởi đám trẻ buôn bán này. Khách bị lừa hay trấn lột, móc ví, cũng đành bỏ qua vì nếu có báo cáo cũng không lấy lại được do các hội chùa đều nằm nơi rừng rậm.

Bạn,
Không chỉ tại các chùa chiền, di tích tại những khu vực nói trên mới xảy ra hiện trạng trẻ em buôn bán tạp phẩm gây phiền nhiểu cho khách thập phương, mà hầu như khắp Việt Nam, từ Bắc vào Nam, cứ vào mùa lễ hội, thì đội quân thiếu nhi bán dạo lại có mặt để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Một nhà xã hội học trong nước đã lên tiếng tại một cuộc hội thảo rằng không nên trách các em bé khốn khó này khi mà nợ áo cơm của gia đình đã thúc bách những đứa trẻ phải lao vào cuộc sống khi tuổi còn quá nhỏ, và các em này đã phải tất bật mưu sinh trong sự khốn cùng của gia cảnh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.