Hôm nay,  

Khi Con Gái Nhậu

10/01/200400:00:00(Xem: 4817)
Bạn,
Hiện tượng con gái biết nhậu đã trở thành chuyện "trong nhà ngoài phố", nhiều cô cho rằng "con trai nhậu được thì con gái cũng nhậu được, thời buổi này, con trai nhậu là xưa lắm rồi, con gái nhậu mới là mốt." Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận về hiện tượng này qua một số trường hợp như sau.
T.Hạnh, là một thành viên trong nhóm ngũ long công chúa tuổi 17 nâng ly: dzô đi các bạn ơi, ăn uống no say, la hét thoải mái sau một tuần học căng thẳng. Để hưởng ứng, các thành viên trong nhóm nâng ly dzô một tiếng thật lớn bất cần đến những cái lắc đầu biểu lộ sự không hài lòng hay gật gù tán thưởng của các đấng mày râu ngồi bàn kế cận.
Rượu vào lời ra, buồn vui gì cũng nói với nhau được và cùng chia sẻ; khi say người ta mới sống thật với mình và tới khi tỉnh lại thì hết buồn, cảm giác thoải mái lắm. Đó là triết lý nhậu mà nhóm bạn Ngọc Thu, Xuân Mai, Hạnh Nguyên, sinh viên năm thứ nhất đã đưa ra khi đến ngày thứ bảy cuối tuần, điểm hẹn của nhóm luôn là một quán nhậu chứ không phải là một quán ăn, một tụ điểm văn nghệ hay quán cà phê như các bạn gái khác đồng tuổi. Xa nhà lên thành phố học tập và làm việc, những lúc buồn không biết tâm sự với ai: uống; bị người ta ăn hiếp tủi thân: uống; người ta có bạn trai còn mình đi về thui thủi một mình: uống; buồn không biết làm gì để giải sầu: uống. Đó là lý do nhóm bạn sinh viên sống tại khu ký túc xá trường đại học hay như các bạn đang làm việc cho một xí nghiệp may sống tại khu nhà trọ Thủ Đức đã tìm đến rượu. Nhưng dù sao những bạn gái trên xem ra cũng còn đỡ hơn, vì khi buồn mới tìm đến rượu chứ không như T. Liễu, tự đặt ra cho mình chỉ tiêu: mỗi ngày một chai bia, mỗi năm lên một lớp. Nhưng khốn nỗi tửu lượng lại không tỷ lệ thuận với chuyện lên lớp. Đến năm học cuối, cô không thể thi tốt nghiệp vì còn nợ khá nhiều tín chỉ bởi có những hôm cô không thể đến lớp làm bài thi vì còn ngầy ngật sau cơn say bí tỉ đêm hôm trước.

Buồn tìm đến rượu giải sầu xem ra còn dễ chấp nhận hơn chuyện nhậu không cần có nguyên do, hễ thích là nhậu hoặc có những nguyên nhân, nhưng xem ra không phải, như nhóm sinh viên trường đại học N.L: Chỉ cần đứa nào trong nhóm sắm món đồ mới, nhận được tiền học bổng, tiền làm thêm đều liên hoan một chầu thả cửa. Hay như Thuỷ Tiên (học sinh lớp 10) đã có một bữa nhậu đầu tiên trong đời vì không đứa bạn nào trong nhóm đậu vào trường chuyên. Đã buồn mà còn bị gia đình la rầy nên cả đám chán đời. Lúc đó có một nhỏ bạn đề nghị đi nhậu xả xui, thế là chơi luôn!
Bạn,
Báo SGTT viết tiếp: Gần đây, câu chuyện một nhóm nữ sinh lớp 8 mang rượu vào lớp uống rồi kéo nhau đến phòng hiệu trưởng nổi loạn đã làm cho các bậc phụ huynh và thầy cô giáo một phen hú vía. Nhưng đối với các bạn gái cùng ý tưởng thì chuyện này không có gì là ầm ĩ cả. Chỉ là uống vài ly cho vui chứ đâu có gì nghiêm trọng, vậy mà người lớn cứ làm như tụi em phạm tội tày trời không bằng. Uống thì uống, miễn sao đừng ảnh hưởng việc học là được rồi. Và cái giá phải trả cho những cơn say là chuyện không hiếm: phải xúc ruột vì ngộ độc, vài vết sẹo trên người do lái xe chạy ẩu gây tai nạn; bị bạn trai lợi dụng vì không làm chủ được mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.