Hôm nay,  

Rước "ông" Từ Biển Khơi

12/10/200100:00:00(Xem: 4462)
Bạn,
Theo một số nhà nghiên cứu phong tục học và nhân văn trong nước, thì hầu hết ngư dân VN đều rất tin tưởng vào sự bảo bọc từ các biểu tượng siêu hình. Hàng năm, tùy theo quy lệ địa phương, ngư dân ở các xã, huyện vùng biển VN đều tổ chức lễ hội truyền thống đón rước bậc "đại nhân siêu hình" mà gọi là "Ông". Tại huyện Cần Giờ, ngoại thành Sài Gòn, mỗi năm cứ giữa tháng 8 âm lịch, ngư dân huyện này đều tổ chức lễ hội Nghinh Ông. Năm nay, lễ hội Nghinh Ông tại Cần Giờ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 10/2001 (15 đến 17-8 âm lịch) với tấm lòng thành kính đối với "Ông" của hàng chục ngàn ngư dân nghèo ở huyện này.

Tường thuật về lễ hội này, báo TT cho biết: mặc dù phần chính của lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào ngày 16 tháng 8, nhưng từ ngày rằm, du khách khắp nơi đã đổ về các ngã đường thị trấn Cần Thạnh, huyện lỵ Cần Giờ. Một thành viên trong ban tổ chức cho biết năm nay ngày lễ Nghinh Ông được tổ chức dàn dựng bằng một chương trình hoành tráng, với nhiều hoạt động truyền thống của ngư dân vùng biển. Theo đó, người ta bắt đầu lễ hội từ ngày rằm tháng 8 với các cuộc thi như giải bóng tròn nhi đồng, hội thi búp bê, giải việt dã, biểu diễn võ thuật. Sáng 16, hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ neo kín dọc biển từ bến đò đến trước lăng Ông thủy tướng. Đường xuống bến chật kín người. Ai ai cũng muốn được lên ghe ra khơi làm lễ nghinh (rước) Ông về lăng. Đây là nghi thức chính và cũng là quan trọng nhất trong ba ngày lễ. Lễ rước đơn sơ mà thành kính. Các vị chức sắc trong vạn (những người đại diện cho ngư dân vùng biển), trực tiếp coi sóc lăng Ông và tổ chức lễ) chuẩn bị kiệu rước, khăn áo chỉnh tề thì lễ trước bàn thờ Ông tại lăng. Sau đó, chờ nước lên, tất cả các thuyền chở đầy bắt đầu nhằm hướng khơi xa chạy ra 8 km. Giữa muôn trùng sóng nước, lễ Nghinh Ông bắt đầu.

Cũng theo báo TT, năm nào cũng thế, cụ già chủ vạn đọc bài sớ rước Ông, tiếng trống giục, tiếng kèn đồng và các điệu kim tiền, lưu thủy nghe như ai oán, như reo vui, như nhớ nhung, như mừng rỡ. Sau phần cúng nghinh, mọi người trên thuyền chủ lễ (thuyền đặt bàn thờ và kiệu rước) lần lượt đến thắp nhang khấn vái. Trong số đó đa phần là phụ nữ, họ cầu cho biển lặng sóng êm, để những người thân yêu của mình thành công nơi đầu sóng ngọn gió và bình yên trở về trong cuộc mưu sinh đầy bất trắc. Mọi người đều khẳng định rằng "người dân Cần Giờ ai cũng lấy ngày lễ Nghinh Ông làm ngày hội lớn nhất trong năm. Thậm chí, ngày Tết cổ truyền ở đây cũng không lớn bằng ngày hội Nghinh Ông". Và đây cũng là xuất phát từ tấm lòng thành kính nơi Ông, một biểu tượng sức mạnh siêu hình có thể giúp ngư dân tai qua nạn khỏi. Sau lễ rước Ông về là lễ xây chầu đại bội (hát chầu văn và hát bội) mừng Ông. Năm nay, đoàn hát bội Sài Gòn về biểu diễn tuồng Phụng Nghi Đình, Trảm Trịnh Ân với mục đích cầu cho quốc thái dân an.

Bạn,
Nói về ý nghĩa của lễ hội, báo TT viết như sau: "Có dự những đêm hát bội với sân lăng chật kích người, có xem chương trình giao lưu ca nhạc tài tử với 6 quận huyện cùng tham gia, có cả đoàn ca tài tử Nhơn Trạch, Đồng Nai về dự, với sân lăng đông đến hàng ngàn người mới biết tấm lòng của người dân biển đối với lễ hội Nghinh Ông."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.