Hôm nay,  

Xóm Bán Ve Chai

9/13/200100:00:00(View: 5752)
Bạn,
Theo tài liệu của báo Người Lao Động, toàn Việt Nam có trên 200,000 dân nghèo kiếm sống bằng các nghề mà các chuyên viên kinh tế trong nước gọi là lao động vỉa hè, lề đường. Đó là những nghề không cần vốn liếng chỉ cần sức người và sự chịu đựng. Do điều kiện sinh hoạt, tại nhiều thành phố VN đã hình thành những xóm “lao động chuyên ngành” như tại thành phố Cần Thơ có một xóm quy tập những người buôn bán ve chai để mưu sinh. Xóm này nằm trong khu vực 3, phường An Hòa. Chưa đến 5 giờ sáng, cả xóm đã xôn xao, tiếng gọi nhau í ới ở đầu hẻm, từng tốp, từng tốp người quang gánh trên vai tản ra khắp nơi, bắt đầu cho một ngày lao động.

Báo quốc nội kể lại trường một phụ nữ tên Duyên, 42 tuổi, rạng sáng cùng nhóm bạn quảy gánh họp tại đình Bình Thủy, mỗi người ăn vội một gói xôi, rồi ai nấy bắt đầu công việc của mình. Trung bình, mỗi ngày mỗi người kiếm được 10 ngàn đến 15 ngàn đồng. 15 năm trước đây, chị Duyên bước về nhà chồng ở cái xóm ve chai này. Gia đình bên chồng nghèo, chuyên sống bằng nghề buôn bán ve chai, còn chị không biết chút gì về nghề này. Sau đám cưới, vợ chồng chị ở trọ, bắt đầu cuộc sống tự lập. Anh làm công nhân, chị làm đủ thứ nghề: xách nước, giặt giũ mướn, buôn bán nhưng vẫn không đủ sống. Rồi anh thất nghiệp, không tiền thuê nhà trọ, anh chị che một tấm vải dưới gốc một bồ đề trong chùa làm chốn nương thân. Một hôm có người bạn gánh đến rũ, chị đồng ý và bắt đầu mưu sinh bằng nghề này.

Trao đổi với phóng viên NLĐ, ông Lê Văn Thi, phụ trách khu vực này cho biết: Xóm ve chai này đã có trên 25 năm nay. Toàn khu vục có trên 120 hộ dân sống bằng nghề này. Sau 5 giờ sáng, xóm này vắng hoe, chỉ còn lại đám trẻ. Sau 19 giờ, bà con mới lục tục kéo về, xóm ve chai bắt đầu nhộn nhịp, nhà nhà chuẩn bị bữa cơm chiều. Người mua, gánh ve chai đã vất vả, người nhặt phế liệu càng vất vả hơn. Ông Thi nói như vậy khi nhắc đến bà Âu, 59 tuổi, ngày ngày đi không dưới 20 km để lượm ve chai. Phóng viên báo Người Lao Động đến thăm bà Âu, trong mái nhà xiêu vẹo của bà chỉ có một chiếc giường tre cũ. Bà Âu kể rằng bà đã làm bạn với gánh ve chai đã trên 25 năm, hai con bà lớn lên, lập gia đình rồi tiếp nối nghề này. Ngày ông mất, bà dốc hết túi cùng tiền cư dân hàng xóm phụ giúp để lo hậu sự cho ông, từ đó bà không còn vốn, nên phải đi lượm ve chai.

Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, những người mua ve chai luôn có hy vọng một lúc nào đó lập được một cơ sở chế biến phế liệu sẽ có thu nhập cao hơn. Bởi vì ở Cần Thơ có không ít người giàu lên từ nghề này. Họ là những đại gia của làng nghề. Chưa có một con số thống kê cụ thể về những cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn tỉnh Cần Thơ. Chỉ tính riêng thị trấn Cái Răng có 7 cơ sở thu mua và sơ chế phế liệu, giải quyết việc làm cho khoảng 60 lao động tại chỗ và trên 70 người ở nơi khác. Những thứ tưởng bỏ đi nhưng đã giúp giải quyết việc làm cho những người không nghề nghiệp, chỉ cần siêng năng và sức chịu đựng. Tuy nhiên nghề mua bán phế liệu cũng có người phá sản. Báo quốc nội dẫn trường hợp một cư dân tên Hùng, 35 tuổi, cho biết: Gia đình anh đã làm nghề thu mua phế liệu từ nhiều đời, nhưng gặp rủi ro đến phá sản. Anh và người em trai quyết gầy dựng lại cơ ngơi, những ngày đó anh đi đẩy xe ba gác mướn, đi gom lượm phế liệu bán, hoặc ai mướn gì anh cũng làm. Giờ thì anh thành đại gia phế liệu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.