Hôm nay,  

Dân Di Cư Ở Rừng

01/03/200000:00:00(Xem: 6215)
Bạn,
Theo Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, hiện nay Đắc Lắc là tỉnh có lượng dân di cư đông nhất ở Tây Nguyên với 335 ngàn người thuộc các tỉnh miền Bắc đến. Đây là những gia đình tự động di dân không theo “kế hoạch phân bố dân số” của CSVN, do đó các cơ quan Xã hội-Lao động CSVN gọi họ là dân di cư tự do. Sáu năm trước, theo báo cáo thống kê, tại Đắc Lắc đã có trên 32,000 gia đình thuộc thành phần di cư tự do với gần 160 ngàn người đến lập nghiệp, cư trú tại 152 điểm thuộc 15 huyện. Đến nay, số gia đình đã tăng lên 72.891 hộ với 335,400 người, cư trú tại 204 điểm/18 huyện, thị trấn của tỉnh này. Hầu hết những gia đình di cư tự do đến Đắc Lắc đều thuộc thành phần nghèo khó và tỉnh Đắc Lắc được xem như “miền đất hứa” đối với họ.

Theo ghi nhận của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, dân di cư này tìm đến Đắc Lắc khiến cho dân số tăng nhanh, làm cho nhiều chương trình kinh tế-xã hội của tỉnh này gặp khó khăn vì bị “vỡ kế hoạch”. Ngoài các nhu cầu sản xuất, các công trình công cộng, hệ thống giao thông, trường học, y tế, tình hình trật tự cũng bị xáo trộn đáng kể. Trong đó việc tranh chấp đất rừng hầu như thường xuyên xảy ra, nhất là tranh chấp đất với đồng bào dân tộc người địa phương.

Vốn là những hộ dân nghèo và rất nghèo, khi đến Đắc Lắc dân di cư tự do phải bám vào rừng để sống. Nhiều người không tự tìm ra được việc làm thì đi làm thuê cho những nhóm khai thác rừng. Người có tính toán thì phá rừng khai nương làm rẫy. Một viên phó chủ tịch CSVN huyện Đắc Lấp cho biết, chỉ từ năm 1992 đến nay, dân số của huyện từ 21,000 người đã tăng lên 58,000 người, trong đó có trên 35,000 người di cư không có hộ khẩu thường trú. Dân số tăng nhanh, rừng bị phá càng nhanh và diện tích càng giảm mạnh. Chỉ riêng 2 năm 97-98, Đắc Lắc có gần 800 ha rừng bị phá hoàn toàn để làm nương rẫy.

Cũng theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tình trạng dân di cư phá rừng làm rẫy khá rõ dọc quốc lộ 14. Từ khi các tổ chức quốc tế tài trợ chương trình “nâng cấp và thông tuyến đường Buôn Mê Thuột- Sài Gòn”, cư dân địa phương hy vọng rằng đời sống sẽ khá hơn nhờ có con đường này. Thế nhưng, tiềm năng chưa được khai mở thì những cánh rừng bạt ngàn đã bị triệt phá nghiêm trọng. Hơn 100 km qua 3 huyện Đắc Minh, Đắc Nông, Đắc Lắp, rừng hai bên đường hầu như không còn nguyên vẹn. Dưới những tán rừng xơ xác là những túp lều, hàng quán tạm bợ. Không chỉ ở ven đường, ngay trong những vùng sâu cũng xuất hiện những dân di cư dựng lều bám chặt rừng. Bình quân mỗi “chủ rừng” phá 1.2 ha rừng. Có gia đình phá đến 8 ha, bất kể đó là rừng bảo tồn, rừng nguyên sinh hay rừng phòng hộ.

Bạn,
Cũng theo báo trên, nhiều gia đình di cư phá rừng làm rẫy không phải chỉ để giải quyết chuyện áo cơm, mà có nhiều người còn ước mơ làm giàu. Viên chủ tịch Ủy ban CSVN xã Đắc Xin cho phóng viên biết, năng suất cà phê và hồ tiêu ở Đắc Xin khá cao. Mỗi ha cho thu nhập từ 150 đến 500 triệu đồng mỗi năm. Vì vậy, mặc dù bị giải toả, phá nhà, phá vườn nhưng dân di cư vẫn bám đất lập vườn trở lại. Có người còn mua thêm đất. Có trường hợp phá rừng để làm giàu, nhưng không phải do lập vườn mà do bán đất. Chi phí ban đầu cho việc phá 1 ha rừng khoảng 5 triệu đồng. Sau đó trồng vài chục cây cà phê để gọi là vườn. Ba năm sau, dấu tích của rừng không còn thì gọi người bán ngay. Cứ như vậy, có người phá hàng chục ha rừng để thực hiện giấc mơ làm giàu, và diện tích rừng ở Đắc Lắc mất dần vì những người di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc đến!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.