Hôm nay,  

Bộ Tộc Thờ Hổ

02/01/200000:00:00(Xem: 6532)
Bạn thân,
Bạn còn nhớ các truyện đường rừng một thời chúng ta cùng chia nhau đọc" Để tôi ghi ra thư trích các đoạn trong bài nghein cứu trên Tạp Chí Du Lịch Việt Nam cho bạn những điều có thể làm bạn hứng thú như thời thơ dại của mình: chuyện của một bộ tộc thờ hổ.

Người Khmú sống ở Tây Bắc và miền tây Nghệ An với nhiều dòng họ khác nhau, trong đó có họ Rvai, tức họ hổ. Trong họ Rvai lại có nhiều nhóm nhỏ: Rvai Veng Ung (hổ vằn có chấm to), Rvai Xêng Khương (hổ không có vằn, mầu lông hung hung)... Đến nay, các nhóm thuộc dòng họ hổ đều đã có tên họ bằng tiếng Thái. Nhóm Rvai Xêng Khương gọi là họ Lự, nhóm Rvai Thắp gọi là họ Lường... Tên gọi bằng tiếng Thái của người Khmú có giá trị trong quan hệ hành chính và chỉ còn sử dụng trong quan hệ nội tộc, ít dùng nhưng có lẽ không bao giờ bị lãng quên.
Một tập quán ăn sâu vào tình cảm và tiềm thức của người Khmú thuộc họ Rvai đó là nghi lễ cúng ma nhà (Hrôigang). Vào dịp tết Nguyên đán, người Khmú thuộc họ hổ (Rvai) đã diễn lại các động tác của hổ - vật tổ của dòng họ với ý thức tự nhắc nhở và giáo dục những người trong cộng đồng rằng mình là người họ hổ.

Trong đêm giao thừa, chủ nhân lặng lẽ thức dậy giết lợn. Khi bắt lợn ông ta đưa qua cửa sổ. Giết lợn xong, ông chủ gọi cả nhà dậy để tiến hành lễ cúng ma nhà. Vào lễ cúng, ông chủ nhà bò bằng hai chân và hai tay, mồm cắn một con lợn (thường nặng khoảng vài kg) tha đi như hổ tha lợn. Cả nhà bò theo ông chủ, vừa bò họ vừa gầm gào như hổ. Khi tha thịt lợn tới bếp thờ ma nhà, chủ nhà khấn mời tổ tiên ăn, sau đó, lấy một ít thịt và tiết lợn bôi vào bếp, bôi vào đầu gối của mọi người trong gia đình. Động tác này có ý nghĩa khẳng định rằng tổ tiên và mọi người trong gia đình là người trong cùng một dòng họ hổ. Tiếp theo, cả gia đình ra nhà ngoài, cùng nhau ăn hết con lợn đó (đồng bào miền núi hay giết lợn nhỏ từ 5 - 10 kg để cúng ma). Trong khi ăn, mọi người không được cười, nói gây tiếng động. Ăn xong, chủ nhà mang một ít xương lợn, lòng lợn để cạnh nơi thờ ma nhà. Khi cúng ma nhà, mọi người trong gia đình phải vẽ lên mặt, lên người những vằn như lốt hổ.

Với quan niệm hổ là tổ tiên của mình, người Khmú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ, không săn bắt hổ, không giết hổ và không ăn thịt hổ. Người ta cho rằng, ăn thịt hổ sẽ bị đau bụng, rụng răng, sờ vào hổ sẽ bị bỏng tuột da tay mà chết... Trong các hội hè, các nghi lễ người hóa trang giống như hổ. Khi gặp hổ chết, người Khmú thuộc họ Rvai phải khóc than thật sự như tổ tiên của mình qua đời. Người ta tin rằng khi chết đi, họ sẽ hóa thành kiếp hổ. Khi còn sống, người ta kiêng đắp chăn sặc sỡ như lông hổ, khi chết, người ta đắp cho chiếc chăn khác mầu lông hổ và đặt chiếc chăn giống mầu lông hổ bên cạnh người chết, để hồn được siêu thoát và trở về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên.

Ngày nay, trong khi cả nhân loại đang ra sức đấu tranh ngăn chặn tệ nạn phá hoại môi trường sinh thái thì tục thờ hổ, bảo vệ hổ, không săn bắt và ăn thịt hổ... của người Khmú thuộc dòng họ Rvai là một tập quán tốt cần được phát huy. Chúng ta hãy cùng người Khmú kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài thú quý hiếm, bảo vệ hổ.

Bạn thân,
Các lời cuối nghe có vẻ lạc điệu, y hệt như lời cán bộ dạy dân chúng. Nhưng dù vậy, chắc chắn là hợp tai các nhà hoạt động môi trường. Nhưng vào năm 2000, chắc là cũng phải nghĩ đến chueỵn cứu hổ chứ bạn nhỉ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.