Hôm nay,  

Trẻ Chăn Bò Ở Miền Tây

27/12/200300:00:00(Xem: 5001)
Bạn,
Nhà nghèo, lại không được học, tuổi thơ sớm phải dầm mưa dãi nắng để mưu sinh. Đó là mẫu số chung của những trẻ chăn bò miền Tây, nơi cung cấp thịt bò nổi tiếng cho thị trường miền Nam. Báo Giáo Dục Thời Đại viết về thân phận của những trẻ em chăn bò tại tỉnh An Giang như sau.
Hiện ở những cánh đồng cỏ bạt ngàn của miền Tây ngập tràn những đàn bò thịt đang ngậm cỏ. Mỗi đàn bò do một chú mục đồng chăn giữ. Khoảng 4-5 "cao bồi nhí" miền Tây ở độ tuổi 10-16 này, da sạm nắng đang tranh thủ lúc bò đã ngậm no cỏ để ăn cơm trưa trông giống như dân du mục. Mà quả thật đời chăn bò giống như cuộc sống của người dân Digan. Tuổi thơ không được ngồi trên ghế học đường mà cứ phải vất vả bám đuôi bò lang thang hết cánh đồng cỏ này sang đến cánh đồng cỏ khác. Công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi độ bền và sự dẻo dai này đã hút hết tuổi thơ của các em vào trong đó. Mỗi ngày, cứ độ khoảng 4 giờ sáng là các "cao bồi" với một tay cầm cà mèn đựng cơm đem theo ăn, một tay cầm cái roi tre lùa bò ra đồng cho đến khi bóng chiều xạm xuống mới về. Tại cánh đồng thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, em Lê Văn Nhân, 13 tuổi, đang chăn đàn bò 50 con. Gió và nắng trời của 3 năm qua đã làm cho da Nhân đen nhẻm, tóc khét nắng hoe vàng. Có lần Nhân bị sốt giữa đồng không mông quạnh, may mà hôm đó Nhân cho bò ăn cỏ đồng gần nên chúng quen đường lần về chuồng, đến lúc đó mọi người mới hay mà ùa đi kiếm Nhân về.

Sự tần tảo ấy cũng hiện trên mặt của Nguyễn Phương Tiến. Ba mất sớm nên Tiến giúp mẹ mưu sinh cực nhọc để nuôi 2 đứa em nhỏ. 1/3 tuổi đời của cậu bé 15 tuổi này là ở những cánh đồng cỏ. Hoàng thì khác, Hoàng có thâm niên 2 năm chăn bò. Mỗi năm Hoàng được 2 triệu đồng, ăn uống thì chủ lo. Hoàng đưa cho gia đình 1 triệu còn 1 triệu thì bỏ ống cho riêng mình để đến chừng nào đủ tiền thì sẽ đi học nghề sửa xe. Được như Hoàng rất hiếm, đa phần là làm năm nào thì đã ăn bứt năm đó. Cuộc sống "cao bồi nhí" cũng như cuộc sống cao bồi trên cánh đồng. Xung quanh chỉ có cỏ và bò. Vì vậy để cho xôm tụ 4 hoặc 5 "cao bồi nhí" thường rủ nhau đi chung. Do đó một đồng cỏ có khi tập trung cả 500-700 con bò. Đánh giá tay nghề một "cao bồi" người ta nhìn vào số lượng và chất lượng bò mà "cao bồi" đó chăn. Trung bình một "cao bồi nhí" miền Tây phải "cai quản" từ 30 con bò trở lên. Những "cao bồi nhí" có tay roi "xịn" có thể trị trên 200 con. Thường thì chế độ "lương bổng" của các cao bồi được trả theo 2 cách. Nếu lãnh hiện kim thì mỗi năm từ khoảng 1.5-2 triệu đồng. Còn lãnh hiện vật thì một năm chủ sẽ cho 1 con bò cái và một con bò con. Niềm vui lớn nhất của các "cao bồi nhí" có lẽ là khi kiếm được những bãi cỏ tốt để cho bò ăn, bò có chóng lớn mới hy vọng được chủ bò thưởng và sang năm được chủ bò mướn chăntiếp. Còn cái lo thì dĩ nhiên đối nghịch với niềm vui. Trong đó có nỗi lo lớn nhất là bò lạc bầy. Có những lúc do đuối quá nên bò đi lạc mà không hay, trong khi giá của một con bò là cả chục triệu đồng chứ chẳng chơi. Vì thế nên phải thường xuyên canh chừng.
Bạn,
Báo GDTĐ viết tiếp: Đời chăn bò có cái thú riêng, có nhiều bữa chiều bắt được con cá lóc đồng to bự chảng hoặc những con cua, con lươn.... Thế là dân chăn bò đem nướng rơm thơm phưng phức rồi giữa trời chiều lộng lồng gió đồng vừa ngồi ăn vừa dùng đũa gỏ vào cà mèn ca hát, nhờ thế mà bao nỗi cực nhọc đời thường cũng trôi đi được ít nhiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.