Hôm nay,  

Nơi Dân Nghèo Tái Định Cư

22/09/200100:00:00(Xem: 4105)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, thành phố Sài Gòn đã và đang tiến hành nhiều dự án chỉnh trang đô thị nội thành. Để thực hiện các dự án này, hàng chục ngàn gia đình ở nhiều khu vực phải di dời để quy hoạch lại đất đai. Do trình độ quản lý non kém của các cơ quan chức năng CSVN và tệ nạn tham ô của các quan chức địa phương, chương trình chỉnh trang đô thị đã làm xáo trộn đời sống của rất đông cư dân nghèo. Những gia đình nằm trong danh sách phải giải tỏa đa số là thành phần lao động làm công ăn lương, buôn thúng bán bưng, những người có thu nhập thấp, khi bị giải tỏa nhà họ gặp rất nhiều khó khăn để tái định cư tại một nơi mới. Theo kế hoạch chung, các gia đình có thể tái định cư trong các chung cư cao tầng hay nhận tiền đền bù rồi tùy nghi di dân ở khắp nơi.

Báo TT cho biết: ở dự án giải tỏa kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, theo kế hoạch ban đầu, có ít nhất 8,817 hộ gia đình sẽ phải di chuyển đến các chung cư. Thực tế cho đến thời điểm này, số hộ chọn mua chung cư không nhiều như dự đoán. Một chị tên là Nguyễn T.K (chung cư phường 3, Bình Thạnh) tâm sự: “Căn hộ không đủ cho 10 người ở. Gia đình phải phân tán, 6 người thì ở chung cư, bốn người phải thuê phòng ở quận 3.” Không phải ai cũng mua được một căn hộ, có gia đình phải mua trả góp, có gia đình phải vay thêm tiền, nhưng xem ra chỗ ở cũng không ổn vì gia đình có tới 10-12 người cùng chung sống. Các người trong gia đình tìm nơi cư trú bằng nhiều hình thức khác nhau: mua đất xây nhà, thuê trọ, tự cơi nới tại các con hẻm, ở các khu chợ...mong thuận tiện cho việc làm, việc học và mối quan hệ họ hàng trước đây. Anh Hồ Văn G. Đinh Tiên Hoàng, quận 1, Bình Thạnh cho biết: Trước đây gia đình tôi có tới 5 người, cuộc sống cũng khó khăn nhưng được cái là không lo chỗ ở. Khi bị giải tỏa, tiền đền bù tôi trả nợ, không còn đủ tiền mua chung cư nên thuê nhà ở. Vợ bán rau, tôi sửa xe đạp, thật lam lũ nhưng cũng chỉ đủ tiền thuê nhà, hai đứa con 11 và 15 tuổi không có tiền đóng tiền trường, việc học chắc cũng bị gián đoạn.

Qua tìm hiểu của báo TT, hầu hết những gia đình tự chọn hình thức “tự tái định cư” thì sau khi nhận tiền đền bù cũng long đong không kém. Họ không và chưa có một chỗ ở cố định để lạc nghiệp, vì số vốn có được ngày càng teo đi. Mối quan hệ làm ăn trước đây bị xa cách, con cái chuyển môi trường học hành, cuộc sống gia đình cũng xáo trộn từ đó. Mỗi gia đình một hoàn cảnh, thật khó có thể nói hết được những gì đến với họ. Chị Hà T.Q. (chung cư 17, quận Bình Thạnh) cho biết thêm: Từ ngày về đây có an cư nhưng không lạc nghiệp, bà con ở đây không tiện sinh hoạt làm ăn, họ kéo nhau về chợ ông Tạ cách đây 5 km để buôn bán, ở đây chẳng có gì để làm ăn ra tiền. Nhiều hộ muốn sang lại để mua đất dựng nhà làm ăn nhưng chẳng ai mua.”

Bạn,
Báo TT ghi nhận rằng trong thực tế, khoảng 70% số gia đình nghèo đến nơi tái định cư trên những khu đất đã được hoạch định, nhưng chỉ vài ba năm rồi lại chuyển nhượng. Tại địa bàn dự án tái định cư để giải tỏa diện tích đất cho dự án xây dựng đường Khánh Hội, vấn đề nhà ở còn phức tạp hơn. Hơn nửa số gia đình được đền bù bằng nền đất tại khu tái định cư đã lần lượt bán đất lại cho người khá giả mà ra đi. Khoảng 1/3 số gia đình trụ lại được trên nền đất đền bù nhưng đang xén bớt dần để mà lo nợ nần, chuyện học của con. Và thế là khu đất tái định cư nói trên dần dần đổi chủ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.