Nhiều người tưởng cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ là nguyên do làm cho TPP chết yểu. Không hẳn như vậy. Hai ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa là Trump và Dân chủ là Hillary đều chống TPP. Trump chống dữ tợn, cho rằng TPP sẽ khiến nước Mỹ mất đi công ăn việc làm. Ông gọi hiệp định này là “thảm họa” đối với nước Mỹ vì sẽ khiến thêm nhiều máu việc làm Mỹ chảy ra ngoại quốc.
Hillary cũng chống nhưng chống lai rai thôi vì dù sao đó là chủ trương của TT Obama người đã cử Bà làm Ngoại Trưởng và đang nhiệt liệt ủng hộ Bà khi tranh cử. Thượng Viện là cơ quan hiến định có nhiệm vụ và nắm quyền phê chuẩn hiệp ước. Trong đó Cộng Hoà đối lập với TT Obama, tuy Cộng Hoà đa số nhưng khít khao. Trong thời gian tranh cử gay go, TT Obama gia tăng nỗ lực vận động Thượng Viện phê chuẩn. Thượng Nghị Sĩ Mitch Connell (Cộng Hòa-Kentucky), lãnh đạo khối đa số Thượng Viện, cho hay ông sẽ không đưa TPP ra thảo luận tại Quốc Hội trước ngày đăng quang của ông Trump, và rằng số phận của hiệp định sẽ tùy ông Trump. Còn Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan trước đây cũng có tuyên bố tương tự. Thế nghĩa là TPP vần còn ngoắc ngoải, chớ chưa chết.
Mãi tới khi Ô Trump đắc cử, được TT Obama mời vào thảo luận việc bàn giao chánh quyền, thì ngày hôm sau người ta thấy Phủ Tổng Thống thông báo cho bộ phận vận động Thượng Viện phê chuẩn TPP ngưng công tác này. Dù vậy Ngoại Trưởng Kerry trên đường công du Tân Tây Lan (New Zealand) vẫn chưa từ bỏ hy vọng về TPP. Ô. Kerry hôm 13/11 lên tiếng bày tỏ hy vọng rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ ngưng phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông Kerry cho rằng thương mại quốc tế là điều quan trọng đối với quyền lợi của Mỹ, và rằng TPP có thể giúp phát triển nền kinh tế.
Ở Mỹ số phận của TPP lao đao, lận đận, như chỉ mành treo chuông. Nhưng ở VNCS, TPP coi như đứt dây chuông rồi, từ hồi tháng 9 năm 2016. Tin VOA ngày 17-9-2016 dẫn nguồn tin Reuters, theo một nguồn tin từ Quốc hội CSVN cho Reuters biết dù không nêu chi tiết, “TPP sẽ không có trong chương trình nghị sự của Quốc hội vì đề xuất của chính phủ chưa hoàn tất”.
Ai cũng biết Quốc hội Việt Nam là đảng cử, dân bầu, cơ quan lập pháp hoá, hợp thức hoá quyết định cho Đảng CS là chánh yếu. TPP được xem là một hình thức đã được các lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản chuẩn thuận hồi tháng 1 năm 2016. Dù Quốc Hội của Bà Nguyễn thi Kim Ngân, chánh phủ của Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc có uống cả trăm ký thuốc liều cũng không dám cãi lịnh đảng. Vậy thì chỉ có một lý do để giải thích TPP không được để vào nghị trình của Quốc Hội là Đảng CSVN muốn dìm TPP, không cho Đảng Nhà Nước CSVN gia nhập chánh thức TPP. Ngoài TC ra không có thế lực nào có thể ép Bộ Chánh trị CS thay đổi 180 độ, từ chuẩn thuận sang dìm cho chết yểu TPP như vậy. Nên 96% “đại biểu nhân dân”, thành viên của Quốc hội CSVN là đảng viên CS, tất cả đều câm như hến. Chớ nếu Quốc Hội làm ngược lại ý Đảng, không hoặc kéo dài việc phê chuẩn TPP mà đảng đã chuẩn thuận, thì đảng viên CS trong Quốc Hội sẽ la ó dậy trời, động đất để “dâng công lên Đảng” rồi. Một bằng cớ Đảng CSVN bỏ phế TPP dù Nhà Nước đã ký và Đảng đã chuẩn thuận mà Quốc hội không phê chuẩn thì coi như vô giá trị, không thành luật ở VN, là lời tuyên bố của Nguyễn Thị Kim Ngân. Chủ tịch Quốc hội ngày 16/9 công bố trên tờ báo Thanh Niên của Đảng Nhà Nước CSVN. Rằng việc phê chuẩn TPP tại Việt Nam sẽ phụ thuộc vào quyết định đảng cộng sản, tình hình toàn cầu, và kết quả của cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.
Thế là do áp lực của TC, Đảng CSVN đã cho TPP chết yểu dù TPP là một hiệp ước có lợi cho nền kinh tế VN, có lợi cho người dân lao động VN, có lợi cho giao thương VN, cho các ngành kinh doanh, sản xuất ở VN. Đó cũng là hiệp ước do Mỹ chủ trương, CSVN được mời tham gia, mà loại TC.
Thế là sau 5 năm vận động, 20 lần họp thương lượng, đại diện 12 nước trải rộng từ Úc, New Zealand, Nhật Bản, qua Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, sang Canada, Mỹ, Mexico, Chile, Peru, ở hai bên bờ đông và tây Thái Bình Dương, ngày 5/10/2015 đã hoàn thành sơ bộ hiệp ước Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP), do Mỹ chủ trương. “Việt Nam thắng lớn, Trung Quốc thua đau” theo tựa một tin phân tích của đài RFI của Pháp ngày 06-10-2015. Đó cũng là câu trả lời của hãng tin Mỹ Bloomberg đưa ra lúc bấy giờ, được lợi nhiều nhất là Việt Nam, trong khi bị thua thiệt nhiều nhất lại là Trung Quốc, một nước không được mời gia nhập khối TPP. GDP của VN có thể tăng 11% và xuất cảng tăng 28%. Các công ty xí nghiệp của các nước dời cơ sở sản xuất về VN, khai thác mức lương VN còn thấp so với các nước. Mặt hàng thủy hải sản và dệt may, giày vớ do bàn tay thủ công khéo léo và cần cù của công nhân VN vốn là mặt hàng mũi nhọn xuất cảng sang hai thị trường Âu, Mỹ lớn nhứt lâu nay. TPP làm Nhựt và Mỹ giảm thuế nhập cảng làm cho mũi nhọn xuất cảng này của VN sẽ tăng lớn hơn, nhanh hơn, mạnh hơn. Thủy hải sản của Việt Nam cũng thế sẽ xuất mạnh và nhiều hơn, lợi hơn nhờ TPP bãi bỏ thuế nhập cảng đang đánh vào các sản phẩm như tôm, mực và cá ngừ, hiện đang ở khoảng 6,4% -7,2%.
TPP qui định chế độ lao động, công nhân phải được quyền thành lập nghiệp đoàn của công nhân để bảo vệ quyền lợi và tranh đấu cho công nhân. Điều này trái với định chế “công đoàn” của CSVN vốn do đảng CSVN từ lâu cử đảng viên nắm vai trò lãnh đạo để kiểm soát công nhân nên Hà nội cù cưa cù nhằn không chịu để rồi sau cùng hội nghị dành cho Hà nội 5 năm chuẩn bị theo qui chế chung của nghiệp đoàn.
Sau đó Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ CSVN ký xác thực lời văn hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương mà CSVN đã thống nhất với một số nước tham gia TPP.
Nhưng hồi tháng 9 năm 2016, CSVN phế TPP, cho TPP chết yểu trước Mỹ rồi./.(Vi Anh)
- Từ khóa :
- Donald Trump
- ,
- Hillary Clinton
- ,
- Mỹ
- ,
- Thái Bình Dương
- ,
- John Kerry
- ,
- Barack Obama
- ,
- New Zealand
Việt Báo - Biển Đông: Hậu Bầu Cử Mỹ - 17/11/2016 - Trần Khải
Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia tổ chức hội thảo này với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”.
VOA đã phỏng vấn Luật sư Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông .Ông nói: “Cho đến bây giờ, chúng ta chưa biết rõ ràng được chính sách của ông Donald Trump như thế nào về vấn đề Biển Đông. Nhưng mà rõ ràng những tuyên bố của ông trước đây, thứ nhất là ông tuyên bố mỗi quốc gia phải tự lo cho mình, Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, và ông Donald Trump nhắc tới vấn đề Biển Đông rất là ít, gần như không nhắc tới…” .
Úc, indonesia và philippines thì đã yên bề, TC hết đường gắm ghé.
Như vậy để danh chánh ngôn thuận, hoa kỳ sẽ đóng vai "Cảnh Sát đường biển và đường bay " có giao kèo đàng hoàng, nếu TC léng xén vào thì dập ngay, không cần cảnh cáo.
Đương nhiên làm cảnh sát là phải được trả lương rồi? phải không quí vị?
TPP theo như nhiều người là có lợi cho VN nhiều, tất nhiên có Mĩ nữa mà tại sao Trump bỏ trong khi Mĩ cũng rất cần tìền và cũng cần VN !
Theo tôi Trump không thấy sự sòng phẳng trong vấn đề, mà vô tình Mĩ chỉ dọn cổ để thiên hạ xơi ! Nhất là VN, có khi Trump đã thấy nó chỉ có lợi nhiều cho TQ vì TQ đã coi VN như một cái cửa để mọi thứ tuồn qua của này ! TQ dường như đã bóp chết dân VN trong rất nhiều ngành nghề để lấy nhãn VN nhưng ruột là TQ ! VN và TQ đã có biên giới mở !
Vi Anh nghĩ sao : các Quốc Hội Úc, Tân Tây Lan, Mã Lai, Sin, Peru, Mễ... đều chưa chuẩn y TPP thì họ cũng bị áp lực của Trung Quốc hay sao ?
Viết thì nên có lý có luận, có phê có bình, có căn có cứ, chứ viết chỉ để vu khống bôi nhọa thì mọi người đánh giá tác giả là....