Hôm nay,  

Tây, Tàu Học Tiếng Ta

10/02/200200:00:00(Xem: 4363)
Bạn,
Trong khi dân Việt đổ xô đi học tiếng Tây, Tàu thì bây giờ Tây, Tàu cũng có nhiều người học tiếng Ta. Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn thì chuyện này như sau.
Steve Raymond nói rằng ông mới học được "một chút" tiếng Việt thôi. Steve là một trong số rất nhiều doanh nhân nước ngoài chịu khó học thứ ngôn ngữ "phong ba bão táp" này. Hơn 30 năm làm tngành du lịch, Steve từng làm quản lý nhà hàng khách sạn ở San Franciso, Bangkok. Ông đến TP SG vào tháng 3/2001 và hiện là giám đốc hai nhà hàng Amigo và Garden Stars, Giám đốc tiếp thị và bán hàng của Công ty Windsor. Steve mới chỉ học tiếng Việt được 7 tháng ở Đại học KHXH&NV TPSG. "Ông chủ nói tôi không cần học tiếng Việt nhưng sống ở Việt Nam, phải biết ngôn ngữ Việt Nam để giao tiếp và hiểu được văn hóa người Việt", Steve tâm sự. Mỗi sáng ông đến công ty trước giờ làm việc thu xếp công việc, để 10h đến trường. Đều đặn một tuần 5 buổi như vậy.
So với Steve, Mikie Kanazawa có thâm niên sống và học tiếng Việt lâu hơn. Cô đã học tiếng Việt hơn hai năm ở Đại học KHXH&NV. Cứ mỗi chiều sau khi tan sở là cô ôm sách vở đến lớp. Bây giờ hầu như cô chỉ dùng tiếng Việt. Mikie hiện phụ trách bộ phận nghiên cứu của Công ty Aureole, chuyên cung cấp thiết bị điều hòa không khí ở TP SG.
Dominic Scriven đã thành lập Công ty Đầu tư tài chính Dragon Capital cách đây 7 năm. Dominic vừa có phong cách của một doanh nhân năng động, tự tin, đồng thời lại mang dáng vẻ của một nghệ sĩ với mái tóc vàng óng phủ vai và cách ăn mặc rất điệu nghệ, đặc biệt ông nói tiếng Việt rất sõi, phát âm như người Hà Nội gốc. "Tôi rất quan tâm đến ngôn ngữ học. Tôi biết tiếng Pháp, Ịức, Italy. Lúc đầu sang Việt Nam tôi chưa có ý định ở đây lâu dài, nhưng qua một thời gian, tôi thấy Việt Nam rất hay, khiến tôi lập phương án sinh sống lâu dài tại đây. Và như thế là phải học tiếng Việt để giao tiếp. Muốn ăn phở thì phải biết nói phở, muốn nói bún măng thì phải biết bún và măng như thế nào". Khi làm việc, Dominic sử dụng đồng thời tiếng Anh và tiếng Việt. "Dùng tiếng Anh để giúp nhân viên của tôi sử dụng tốt tiếng Anh còn tiếng Việt là để tôi học thêm", ông nói.

Tô Kiến Nguyên, doanh nhân Đài Loan, Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Hoa, nói tiếng Việt khá thạo nhưng chủ yếu là tự học. Ông nói tiếng Anh, thạo cả tiếng Nhật bởi từng học thạc sĩ kinh tế và làm ở Nhật nhiều năm. Năm 1994 khi sang VN phụ trách sân golf tại khu di lịch Paradise Vũng Tàu, ông mới bắt đầu học tiếng Việt. Ông Nguyên học bằng cách mua một quyển sách tiếng Hoa cho người Việt rồi nhờ một người thạo cả hai tiếng đọc tất cả, ghi vào băng casette. Ngày nào ông cũng mở băng đối chiếu và học thuộc. Chỗ nào không hiểu thì hỏi bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng. Vài năm sau, ông Nguyên tìm được một giáo viên lý tưởng: Cô vợ Việt Nam hiện là trợ thủ đắc lực của ông trong kinh doanh. Trong kỳ thi thuyết trình bằng tiếng Việt do Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP SG tổ chức vào tháng 10 năm rồi, ông Tô Kiến Nguyên đã vượt qua 10 đối thủ để giành giải nhất.
Bạn,
Baó này kể thêm “Lúc mới bắt đầu học tiếng Việt, Tô Kiến Nguyên tự đặt mục tiêu phải biết ít nhất một bài hát tiếng Việt và chọn bài Những Đồi Hoa Sim tuy chưa hề nhìn thấy loại hoa này. "Bài hát này tình cảm lắm. Ở Đài Loan, người ta chịu ảnh hưởng của phương Tây nhiều nên ít có bài hát tình cảm như vậy". Ông Nguyên thường hát karaoke và cho rằng đó là một cách học tiếng Việt.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.