Hôm nay,  

Nghề Rao Mõ Làng

11/14/199900:00:00(View: 8271)
Bạn thân,
Một thời bạn ưa giễu về nghề báo của bạn y hệt như một thằng mõ làng... Chỉ có phần nào đúng thôi nhé, bởi vì nghề mõ chỉ là tiếng nói thông tin của lý trưởng, còn bạn thì “thông tin cho sự thật” như kiểu bạn nói. Bạn xa nước lâu rồi, nên chữ nghĩa không chỉnh đâu. Để tôi trích đoạn bài nghiên cứu về nghề mõ cho bạn đọc, như sau.
Hiện nay, chưa tìm được một tư liệu thành văn nào có tính chất hành chính quốc gia, là lệnh chỉ của vua chúa về việc các làng xã phải có mõ, quy định về chức phận và phạm vi hoạt động của mõ làng. Cũng không có một truyền thuyết hoặc giai thoại nào nói về sự ra đời của nghề rao mõ. Gần đây, trên tạp chí Xưa và nay số 2 (12) tháng 2-1995, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sự và Nguyễn Xuân Diện cho rằng: “Có hai tư liệu rất quan trọng giúp “xác định niên đại” của nhân vật này là: Hồng Đức Quốc Âm thi tập và vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập (ở phần phụ lục) có bài Thằng mõ... Mẹ Đốp trong chèo cổ Quan Âm Thị Kính là một vợ mõ, mà vở chèo này ra đời vào thế kỷ 15 là điều đã được khẳng định từ lâu.
Hai tư liệu này cho phép khẳng định nhân vật mõ ra đời trước khi nó được đưa vào văn học rất lâu. Vì rằng, nhân vật mõ ở đây không còn là kết quả của phản ánh bình thường, mà nó đã trở thành một ấn tượng đã quá quen thuộc và đáng ca ngợi (đó cũng là cảm hứng chủ đạo của tác giả khi viết bài thơ Thằng mõ... trong Hồng Đức Quốc âm thi tập). Và hơn thế nữa, hình tượng thằng mõ còn được quần chúng lựa chọn để bày tỏ, gửi gắm khát vọng tự do của mình (chèo cổ Quan Âm Thị Kính). Có thể nói nhân vật mõ gắn liền với cái đình làng”.
Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các làng Việt ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, trừ những làng mới thành lập hoặc quá nghèo, đều từng có người rao mõ. Tuy vậy, có một điểm chung nhất, tất cả họ đều là dân ngụ cư. Phải chăng đó là do quan niệm về nghề nghiệp của người xưa" Bởi lẽ, tập thể dân làng, trước tiên, loại trừ khỏi lòng nó tất cả những ai là dân ngụ cư. Xưa kia, muốn trở thành dân “chính cư”, người ngụ cư phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện: đã cư trú trong làng được ba đời và có chút ít điền sản. Điều kiện thứ hai có thể chỉ là đặc điểm của một xã hội tiểu nông, trong đó quyền tư hữu đối với một mảnh đất canh tác nho nhỏ đã trở thành tiêu chuẩn làm người. Còn điều kiện thứ nhất, phải chăng, đấy lại là bản năng tự vệ của từng cộng đồng trồng trọt sống trên địa bàn hạn hẹp, luôn luôn phải đương đầu với áp lực dân số và tình trạng thiếu hụt đất canh tác" Dù sao đi nữa, trong làng, người đến ngụ cư phải gánh một thân phận thấp kém, bị dân làng khinh miệt, chỉ được dựng nhà ở rìa làng, không được vào giáp, không được tham gia mọi công việc tại đình, không được hưởng quyền lợi ruộng công, thường sống bằng nghề làm thuê, rao mõ...
Thời điểm nghề mõ ra đời cùng đặc trưng của nó cho phép khẳng định, tổ chức làng xã lúc đó đã đạt được một sự ổn định nhất định về cơ cấu. Và, mõ cũng chỉ có ở cấp làng chứ không có mõ xóm, mõ tổng hay huyện, phủ, tỉnh...

Nhiệm vụ, vị trí của người rao mõ
Người rao mõ thường bị khinh miệt gọi là “thằng mõ”, có vai trò quan trọng trong thông tin bằng miệng của xã hội Việt Nam qua nhiều thế kỷ, khi các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển. Cầm cái mõ làm bằng gộc tre khô và cái dùi tre trong tay, người rao mõ đánh một hồi cho mọi người chú ý lắng nghe rồi dõng dạc cất tiếng “rao” cho cả xóm, cả làng biết tin tức hoặc mệnh lệnh mà nhà chức trách muốn thông báo. Thí dụ, khi muốn thông báo cho dân làng biết lệnh cấm thả trâu làm hại đồng lúa, lý trưởng sai “thằng mõ” đi từ đầu làng đến cuối làng, rao câu sau đây:
Lẳng lặng mà nghe
Cấm trâu ăn kẹ,
Cấm nghé băng đường,
Cấm ruộng, cấm mương
Nhược bằng ai cố ý không nghe
Quan viên thì bắt vạ
Dân đinh thì phạt đòn…

Nhờ người rao mõ mà dân làng không những biết mệnh lệnh của lý trưởng mà còn biết chiếu chỉ của vua, không những biết tin tức trong làng mà còn biết tin tức trong nước. Người rao mõ là “chân rết” của hệ thống thông tin của triều đình, là nhân viên thông tin nửa chuyên nghiệp trong xã hội Việt Nam ngày trước. Khác với gia nô, tá điền - những người làm cho một ông chủ hoặc vài ông chủ nhất định, mõ không phải là của riêng ai, mà của cả làng, gánh trách nhiệm mà cả làng giao phó. Mõ là người lao động, nhưng lao động của mõ là lao động “dịch vụ” chứ không phải lao động sản xuất. Do vậy mõ không liên quan nhiều và trực tiếp tới vấn đề ruộng đất và công cụ lao động.

Mõ không phải chỉ phục vụ cho lý trưởng và chức dịch trong làng xã, mà cho cả cộng đồng. Khi làng vào đám, cả gia đình nhà mõ được huy động ra “việc làng”. Khi chia phần, dân làng chia cho mõ một cỗ riêng, nếu ăn không hết thì mang về.
Mõ đứng ngoài các cuộc tranh chấp giữa các phe, giáp trong làng xã. Lý trưởng này đổ, lý trưởng khác sẽ thay thế, nhưng vẫn cần đến mõ và không vì thế mà thay mõ. Do “gần gũi” các chức dịch, mõ biết rõ nội dung của các cuộc tranh giành giữa các cá nhân hay dòng họ, nhưng mõ không ủng hộ một cá nhân hay phe cánh nào. Mõ không có hành vi tiêu cực trong đời sống cộng đồng.
Người làm mõ bị dân làng khinh rẻ, xa lánh, nhưng không ai căm ghét như là đối với bọn trộm cắp, lưu manh và cũng không ai muốn quan hệ với họ. Con cái mõ không được phép đi học, khi lớn lên cũng chỉ được lấy vợ, lấy chồng con nhà mõ. Vô hình trung, nghề mõ trở thành cha truyền con nối.
Nghề mõ và người làm mõ có lẽ là sản phẩm đặc thù của làng xã người Việt, chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu nghề mõ chắc chắn sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức, sự vận hành và đời sống của làng Việt nói chung.

Bạn thân,
Nhà báo như bạn không bị ép ngụ cư rìa làng, không bị buộc kết hôn cùng “làng mõ,” không làm tay chân cho lý trưởng... Hạnh phúc như vậy còn đòi gì. Biết rằng bạn không giàu, nhưng chỉ cần giàu niềm vui cũng đủ. Đâu có phải như tôi, tìm đâu ra chỗ mà làm được điều vui thích trên quê mình...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Phải có luật nghiêm khắc hơn đối với những người tung ảnh nóng để hạ nhục người khác... vì đời người phụ nữ vẫn cần có những góc tối để che giấu, để tìm cơ hội tự làm mới cuộc đời. Nhưng chỉ cần một tấm ảnh nóng đưa lên mạng, là có thể bít đường tương lai của phụ nư4ữ liên hệ...
Nhà nước Hà Nôi vẫn dị ứng với các thông tin tưởng niệm trận đánh Gạc Ma, trận hải chiến do Hải Quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988.
Vậy là giá đất tăng vọt… Nơi trung tâm thành phố đang trở thành nơi của các đại gia, vì giá đất lên cao vời vợi…
Amazon sẽ vào thị trường Việt Nam? Sẽ bán đủ thứ tại Việt Nam, nghĩa là giới bán lẻ ơ3ở VN sẽ cạnh tranh gian nan hơn? Sẽ cho người Việt mua sách qua Amazon? Nếu thế, các nhà xuất bản tại VN sẽ thê thảm? Sách bán qua Amazon cho dân VN trong nước có bị kiêm duyệt không?
Thời này kỳ quá... cán bộ đảng viên cấp xã cũng nhiều uy quyền, xông vào trường, bắt cô giáo quỳ 40 phút... Tổng Bí Thư im lặng... Thủ Tướng im lặng... Chủ Tịch Quốc Hội im lặng...
Vậy là Việt Nam hy vọng Tổng thống Trump sẽ ân xá Hà Nội vê thuế qua thép, nhôm... Lây cớ rằng thép VN không hại gì cho Mỹ...
Vậy là đồng chí vĩ đại Tập Cận Bình được cán bộ tuyên truyền tấn phong là Phật Sống. Hình như Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng chưa ai gọi là Phật Sống, vì ngài chỉ tự nhận là một nhà sư đơn giản. Bản tin VOA ghi nhận: Chủ tịch Trung Quốc, Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Tổng Tư lệnh quân đội giờ đây có thêm một danh hiệu mới, “Phật sống”, theo Reuters ngày 8/3.
Vậy là tôm bị Trump gây khó dễ... Trong khi đó, 11 quôc gia Châu Á Thái Bình Dương chính thức ký Hiệp định Tự do Mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP mới... Thương mại Việt Nam sẽ cùng lúc khó hơn, và dê hơn.
Vậy là Tàu Cộng nói rõ: không hài lòng việc tàu sân bay Mỹ ghé thăm Việt Nam. Có phải là nguy hiểm cho đất nước Hoa Lục? Hiển nhiên là không. Tại sao? Thực tế, Việt Nam không bao giờ trở thành mũi dao ghìm be sườn Tàu Cộng. Vậy thì sao đàn anh không vui? Hẳn là có bí ẩn.
Câu chuyện một cán bộ đảng Long An bắt cô giáo quỳ xin lỗi trong 40 phút vẫn chưa thấy điều tra tới đâu. Hãy hình dung thời gian 40 phút. Hãy bắt bất kỳ ai quỳ trong 1 phút thử xem… chớ đừng nói gì tới chuyện bắt một cô giáo vừa mới sinh con 6 tháng phải quỳ tới 40 phút. Thiên đường xã hội chủ nghĩa quả nhiên kinh dị…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.