Hôm nay,  

Cò Nhà Trọ

01/10/200300:00:00(Xem: 5225)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, trong khi các khu nhà trọ trên địa bàn thành phố Sài Gòn luôn phát triển về số người thuê và số phòng xây dựng thêm, thì tại Hà Nội, nhà trọ đang khan hiếm bởi ngày càng đông sinh viên ngoại tỉnh sau khi ra trường bám lại tìm việc, cộng với cơn sốt đất khiến nhiều chủ nhà trọ cắt đất để bán, không cho thuê nữa. Nắm được điều này và biết rõ tâm lý sinh viên khi đã đến nhờ trung tâm thường là đang cần gấp nhà trọ, các "cò" nhà trọ mặc sức tung hoành. Cũng có trung tâm làm ăn trách nhiệm, thông cảm hoàn cảnh sinh viên, cố gắng giúp họ ký hợp đồng thuê nhà, nhưng số này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Báo TN viết về hoạt động của cò nhà trọ tại Hà Nội như sau.
Tại Hà Nội, khách đến thuê nhà qua trung tâm nhà đất thường được nhân viên môi giới mô tả rất rõ hình dạng, cấu trúc căn phòng, nhưng địa chỉ thì được giấu kín. Để được xem nhà, khách phải nộp 50 ngàn đồng phí dịch vụ dù có thuê được hay không. Tại một trung tâm môi giới nhà đất trên phố Khương Trung , "cò" K. đã thuyết phục được khách hàng với những thông tin về một ngôi nhà biệt lập, giá mềm, có sân riêng với sức chứa 10 xe máy. Sau khi đồng ý nộp phí dịch vụ, khách được K. dẫn đến một ngôi nhà đối diện sông Tô Lịch. Nhưng không may, nhà này đã bị người khác thuê làm nơi tập kết đồng nát. Khách đòi lại tiền thì "cò" K. tỉnh bơ đáp: Anh em đã thống nhất trước đây là phí xem nhà rồi mà. Để vớt vát, K. hứa hẹn sẽ giới thiệu nhà khác, nhưng thời gian chờ đợi cứ bị kéo dài.

Tại một văn phòng nhà đất khác trên đường Đại La, các nhân viên môi giới cũng thường làm việc với kịch bản như vậy. Vào đầu năm học, mỗi ngày văn phòng giới thiệu nhà cho khoảng 3-5 khách hàng, nhưng số thuê được nhà lại không nhiều. Trọng, sinh viên năm thứ 2, quê ở nghệ An, kể: Em đã từng làm đến 3 hợp đồng dịch vụ môi giới, nhưng họ chỉ đưa đến những chỗ mà mình không thể ở được. Bạn của Trọng cũng trong hoàn cảnh tương tự, cậu được trung tâm hứa tìm cho một phòng trọ khác. Nhưng sau hơn 10 ngày chờ đợi, cậu đành phải tự đi tìm nhà.
Giải thích cho việc giấu địa chỉ nơi trọ cho khách hàng, các "cò" thường giải thích rằng để đề phòng những nhân viên ở trung tâm khác ăn cắp thông tin. Thực ra, đây là chiêu để tung hoả mù với các "thượng đế". Nếu khách hàng tỏ ra lưỡng lự thì các "cò" sẽ đảm bảo bằng một bản hợp đồng dịch vụ môi giới thuê nhà - đất với hàng loạt điều khoản thoả thuận giữa hai bên, với lời hứa nếu bên A (phía trung tâm) bất tín thì bên B có quyền lấy lại dịch vụ và có thể kiện trung tâm ra toà.
Bạn,
Cũng theo TN, lệ phí dịch vụ chỉ là một phần nhỏ trong bản hợp đồng với trung tâm môi giới. Sau khi thuê được nhà, bên B ngoài số tiền hằng tháng trả cho chủ nhà còn phải trả thêm 50% tiền thuê nhà tháng đầu cho trung tâm. Lợi dụng điều này, nhiều "cò" đã tự ý nâng giá thuê nhà, có khi lên gấp rưỡi nhằm trục lợi. Một phòng trọ được "cò" phát giá 500 nghìn đồng/tháng, nhưng khi hỏi chủ nhà mới biết, giá chỉ 400 nghìn và chủ nhà này chưa bao giờ liên hệ với trung tâm môi giới kia. Để tạo niềm tin cho khách thuêá, nhiều "cò" còn mạo nhận là người nhà của nhà chủ. Các trung tâm đều có một đội ngũ chuyên "săn" nhà trọ cho khách hàng của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.