Hôm nay,  

Gánh Hàng Rong Giữa Phố

18/03/200600:00:00(Xem: 5502)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại các thành phố VN, tình trạng bán hàng rong khắp các lề đường, vỉa hè nhiều khi tạo ra bộ mặt nhếch nhác của phố xá, chưa nói đến những người bán chèo kéo khách nước ngoài gây tai tiếng. Nhưng đó không phải là tất cả trong số những gánh hàng rong thường ngày. Giữa đường phố Sài Gòn, thỉnh thoảng, người ta vẫn tìm thấy một vài gánh hàng rong thân quen, ưa thích mà chủ của nó là những người chị, người mẹ tảo tần, tuy nhiều vất vả nhưng luôn giữ lòng tự trọng và hiếu khách. Báo Người Lao Động viết về nét riêng của những gánh hàng rong giữa phố xá Sài Gòn qua đoạn ký sự như sau.

Tưởng như ở Sài Gòn ồn ào xe cộ, chật chội đường sá với đủ ô tô tải, taxi, xe đạp, xe máy... đâu thể còn những gánh hàng kĩu kịt.Thế mà, giữa thời buổi của tốc độ vẫn có những bước chân chậm rãi đâu đó đi về những hẻm phố, ngách đường, trên vai trĩu nặng một gánh hàng rong. Có lẽ, ít ai tìm hiểu gánh hàng rong xuất hiện trên các nẻo đường đất nước VN từ bao giờ nhưng nhiều người sẽ cảm thấy thiếu vắng nếu không bắt gặp những bước chân chầm chậm đó.

Mỗi buổi sáng, từ 8 giờ đến 9 giờ, hẻm số 263 đường Nguyễn Đình Chiểu lại vang lên lời rao thân thuộc "Xôi dừa, gấc, bắp...". Tiếng rao của cô hàng không lanh lảnh, chỉ vừa đủ cho những ngôi nhà ghiền hàng rong biết được mà "ra lấy phần". Cô hàng tên Kim, khoảng 50 tuổi, người dân ở hẻm này quen gọi là "cô xôi". Khi được hỏi về cái tên này, cô Kim tâm sự: "Hơn 10 năm tôi đã quá quen với những ngôi nhà ở đây, với nhiều con hẻm ở phường 5 này. Hình như gia đình nào cũng gọi tôi như thế. Tôi vui lắm vì người ta không chỉ nhớ tôi mà nhớ luôn cả món ăn tôi nấu". Cũng như cô Kim, chị Thoa từ An Giang lên Sài Gòn lập nghiệp, với gánh chè bưởi đi khắp các con hẻm ở đường Kỳ Đồng. Hơn 5 năm, chị cũng được nhiều người gọi bằng cái tên thân thương "chị Bưởi Kỳ Đồng". Nay, ngoài gánh hàng buổi sáng, chị gánh thêm một gánh đến đường Bàn Cờ bán vào buổi tối, không ít khách quen vẫn tìm đến, vẫn gọi chị là "chị Bưởi Kỳ Đồng".

Trên đường Ngô Thời Nhiệm, kéo chiếc ghế đẩu ngồi thư thả ở hàng chè của một chị hàng rong ở một góc đường, anh Lê Sơn Tòng cho biết: "Nhiều tối, con tôi đưa đến quán chè khang trang đắt tiền trên đường Lý Tự Trọng, nhưng tôi vẫn thấy không ngon như những bát chè ở đây. Tôi thấy vị chè vừa miệng, lại không sợ lạ bụng". Chủ nhật, gánh chè của chị chỉ chưa đầy 2 tiếng đã hết nhẵn.

Bạn,

Báo NLĐ viết tiếp: nhiều người sống ở chung cư 218 Nguyễn Đình Chiểu đã quen mặt với cô gánh hàng tàu hũ. Cứ 12 giờ trưa cô xuất hiện. Cứ thế, không ai bảo ai, chỉ một loáng gánh hàng đã hết nhẵn. Chị được tín nhiệm đến mức, những người bán tàu hũ khác dù đến đó cũng không được mấy người mua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.