Hôm nay,  

Cơng Nhân Chờ Việc

24/05/199900:00:00(Xem: 7198)
Bạn,
Va qua, trong một cuộc hội thảo về tình hình lao động tại các công ty Công nghiệp được tổ chức tại Sài Gòn, các chuyên viên về nhân dụng đã lên tiếng báo động là trong năm 1999 con số công nhân ngành công nghiệp không có việc làm có thể lên đến hơn 50 ngàn người. Giải trình về dự báo này, một số viên chức cao cấp của bộ Công nghiệp CSVN cho rằng do các nhà máy đang ở trong tình trạng vận hành chưa đến 50% công suất thiết kế, thêm vào đó, do tình hình biến động của thị trường nên sản phẩm của các công ty công nghiệp đã gặp khó khăn trong tiêu thụ, hàng tồn kho tồn đọng quá nhiều. Cường độ sản xuất bị giảm dẫn đến tình trạng công nhân không có việc làm. Riêng trong năm 1998 vừa qua, theo các tài liệu thống kê, có hơn 30 ngàn công nhân ngành công nghiệp không có việc làm. Trong 4 tháng đầu năm 1999, đã có hơn 25 ngàn công nhân phải tạm thời nghỉ việc vì công suất hoạt động của nhà máy bị giảm. Phân tích về hiện trạng này báo trong nước ghi nhận như sau:
Công nhân lao động (CNLĐ) ngành cơ khí chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do sản phẩm cơ khí làm ra không tiêu thụ được, ông Nguyễn Bá Mộc, Phó ban kinh tế, chính sách xã hội, Công đoàn ngành công nghiệp Việt Nam cho biết. Với 20% số CNLĐ không có việc làm, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp hiện ở trong tình trạng báo động về việc làm. Ở Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo, hầu như chỉ nhân viên khối văn phòng đi làm. Còn hầu hết số CNLĐ đều đã phải nghỉ việc. Ở Nhà máy cơ khí Phổ Yên, Disoco và các công ty sản xuất cơ khí thuộc Tổng công ty điện lực hay Tổng công ty cơ khí - năng lượng - mỏ, tình hình cũng chẳng có gì khả quan hơn.

Trong khi đó, ở các ngành hóa chất, năng lượng, mỏ, việc làm cũng trở thành vấn đề gay cấn nhất. Tại mỏ Py Rít Giáp Lai, do trữ lượng quặng đã cạn kiệt nên công nhân phải chuyển sang mót vét lại quặng đã tuyển. Dù vậy, cũng chỉ giải quyết việc làm tạm thời cho 300 người. Còn lại 600 người vẫn phải "chờ việc". Còn ở mỏ Angtimoan Chiêm Hóa (Thanh Hóa), do mặt hàng quặng không tiêu thụ được nên 100% số công nhân mỏ đã phải nghỉ việc.
Khủng hoảng việc làm trong ngành công nghiệp còn lan xa và lan rộng hơn tới các ngành điện tử tin học, giấy, vàng bạc đá quý... Mặc dù, sự biểu hiện không rầm rộ như ở các ngành cơ khí, mỏ, hóa chất... nhưng, theo thống kê của các công đoàn cơ sở thì tỷ lệ CNLĐ thiếu việc làm ở các ngành này cũng đã lên tới 10%.
Bạn,
Do thiếu việc làm, đời sống công nhân lao động đã không tránh khỏi những khó khăn. Đối với những người không có việc, thông thường, các doanh nghiệp chỉ bảo đảm cho họ mức lương tối thiểu là 144 ngàn đồng/người/tháng và Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, theo báo trong nước, có nhiều doanh nghiệp khó khăn tới mức phải nợ cả tiền đóng bảo hiểm xã hội chứ chưa nói gì tới khoản 144 ngàn đồng lương tối thiểu cho công nhân. Nhiều công ty nợ khoản tiền này lên tới hàng tỷ đồng, và công nhân phải tự lực mưu sinh vì khoản lương tạm thời trong khi chờ việc cũng không có nữa!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.