Hôm nay,  

Ngôi Chùa Nuôi Trẻ Nghèo

31/12/200300:00:00(Xem: 5693)
Bạn,
Tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, có 1 nơi không phải trại mồ côi, cũng không phải mái ấm tình thương, vậy mà lâu nay đã là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc và nương tựa cho hàng chục đứa trẻ có hoàn cảnh kém may mắn. Đó là chùa Tịnh Nghiêm do 1 ni sư điều hành. Báo Thanh Niên ghi nhận về hoạt động từ thiện của chùa này qua đoạn ký sự như sau.
Theo lời kể của ni sư Tịnh Nghiêm thì chùa thành lập năm 1980 và cũng năm đó nhà chùa đã cưu mang đứa bé bất hạnh đầu tiên. Đó là một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện đa khoa Tiền Giang khi vừa mới chào đời chưa đầy 2 tiếng đồng hồ. Và cũng từ đó, những đứa trẻ bất hạnh khác được người ta nhặt hoặc giới thiệu đến đều được ni sư Tịnh Nghiêm mở rộng vòng tay nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và tạo mọi điều kiện cho các cháu được học hành. Hơn 20 năm qua, đã có 20 đứa trẻ với nhiều hoàn cảnh khác nhau đã đến đây nương tựa. Và 2 đứa trẻ đầu tiên được ni sư Tịnh Nghiêm bảo bọc nay đã trưởng thành, rời chùa để hòa nhập với cộng đồng.
Nhà chùa chỉ là nơi để các em có chỗ nương thân chứ không hẳn vào đây thì phải tu hành. Do vậy mà các em đều được làm giấy khai sinh với tên, họ bình thường, một số em được theo họ của những người phát hiện. Như em Trần Tâm Linh là một trong số những đứa trẻ bất hạnh nhất mà ni sư Tịnh Nghiêm đã nuôi dưỡng.
Người nhận nuôi em đầu tiên là một cặp vợ chồng nghiện ma túy ở chợ Cầu Muối, TPSG. Sau đó em được giao cho một người vô gia cư khác rồi đến một cặp vợ chồng cũng nghiện ngập ở khu vực chợ Cầu Muối. Năm em lên 3, một người tốt bụng đã đưa thẳng về chùa Tịnh Nghiêm. Ở TP SG còn có em Trần Duy Lâm, sinh năm 1984, mồ côi cha mẹ, được chùa Dược Pháp nuôi dưỡng. Học lớp 1 nhưng thằng bé quá cá biệt nên được gửi về chùa Tịnh Nghiêm. Bây giờ em đang học lớp 4, rất ngoan, học giỏi và thông minh.

Ngoài ra còn có những trường hợp khá đặc biệt như 3 chị em Trần Thị Cẩm Thúy (sinh năm 1987), Trần Thị Cẩm Vân và Trần Thị Cẩm Bình quê ở thị xã Gò Công. Vì gia cảnh quá nghèo, không đủ ăn, nên gia đình đã gửi các em nhờ nhà chùa nuôi dưỡng. Tương tự là trường hợp của Trần Nguyễn Diễm My, đang học lớp 7. Gia đình em tại xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, gần chùa. Vì vướng nợ không trả nổi, mẹ em đang đêm mang đứa con tới chùa gửi rồi bỏ đi biệt tích từ hơn 3 năm qua. Nhưng bất hạnh nhất có lẽ là trường hợp cháu Trần Pháp Duyên, 4 tuổi, được ni sư Tịnh Nghiêm mang về trong một chuyến đi cứu trợ lũ lụt ở vùng Đồng Tháp Mười. Mẹ bị bệnh tâm thần, khi ra đời Duyên được những người hàng xóm tốt bụng cưu mang được một tháng. Lúc ni sư đến thì đứa bé đã không còn sữa uống và đang bị sưng phổi nặng. Vậy là cháu được đưa thẳng lên Bệnh viện Nhi Đồng. Cho đến nay đứa bé vẫn chưa nói được nhưng nhiều người tốt bụng ở TP Mỹ Tho đã tình nguyện cùng ni sư chăm sóc cháu...
Bạn,
Báo TN viết tiếp: với mong muốn giúp các em cố gắng vươn lên, học giỏi, để sau này có thể hòa nhập với cộng đồng, giúp ích cho đời nên ngoài việc học chữ, nhà chùa còn bố trí cho các em học Anh văn hoặc học thêm những môn còn yếu. Nhưng có lẽ, điều bất ngờ nhất là tại ngôi chùa này còn có một phòng máy vi tính để cho các em thực hành...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.