Hôm nay,  

Huyền Thoại Cá Voi

30/12/200300:00:00(Xem: 5341)
Bạn,
Nhiều huyền thoại về cá Voi (ngư dân tôn vinh là Ông) đã lưu truyền trong dân gian Bình Thuận. Mỗi lần đi biển, ngư dân đều cầu nguyện "Ông" cá voi phù hộ được gặp mọi điều an lành, và khi "Ông" chết, bị dạt vào bờ, ngư dân đều tổ chức lễ tang trọng thể đặc biệt. VASC ghi ký sự như sau.
"Xuồng câu của ông Hợp bị chìm. Bỗng nhiên một "Ông" cá Voi bơi đến. Ông Hợp có cảm giác như được nằm trên một tấm ván dày. Ông lịm dần đi cho đến khi có cảm giác gặp một dòng nước đưa nhanh, như một luồng gió thổi mạnh, hất ông lên bờ cát", lão ngư ngưng kể, nhìn ra phía biển. Một vùng biển hoá đỏ. Đôi mắt ông xa xăm... Nhiều huyền thoại như vậy về "Ông" cá Voi được người dân ở Bình Thạnh (Tuy Phong, Bình Thuận) lưu giữ. Chuyện về trường hợp "Ông" cá Voi cứu lão Hợp trong cơn bão số 9 tang tóc năm 1993 (ngày 12/9/1993 âm lịch) - mà người dân xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận thường kể, được ông Tôn, vạn trưởng ( trưởng làng chài) Thủy Tú, kể lại. Như vẫn còn ngây ngất với huyền thoại về vị thần của biển cả, ông chỉ tay, mắt nhìn xa xăm: " Khi nhìn thấy một vùng biển hoá đỏ là "Ông" xuất hiện. Đồng thời, hàng ngàn cá mòi, cá cơm, cá đối, tôm nổi đỏ dày đặc. Những lúc như thế, ngư dân thường khấn vái hoặc hú (làm hiệu) cho Ông biết tránh đi nơi khác để dân làm ăn. Ông còn tập trung đàn cá, giúp ngư dân đánh lưới. Mỗi khi thấy Ông xơi (tiếng địa phương, có nghĩa là : ăn cá), hả miệng xốc tới đàn cá, ngư phủ vội vàng trèo ghe tới bủa lưới. Thấy ngư dân đánh cá, Ông tránh ra xa, nhường đàn cá cho dân chài tha hồ thu hoạch..."

Ông Tôn kể: "Năm 1962, có một Ông rất lớn dạt vào vùng biển Đức Thắng. Dân làng lập tức đưa đòn lăn dây kéo để lôi xác Ông về Vạn, nhưng từ sáng đến chiều tối mà không có cách gì kéo được. Đến khi Bái vạn lập bàn hướng án cầu khẩn thì xác Ông mới được kéo đi rất dễ dàng. Mùa gió Đông-Bắc, với những ngày tháng biển động, có gió bão nhiều, là thời điểm cá Voi hay tìm vào bờ gởi xác. Dân vùng biển không khi nào ăn thịt cá Voi. Loài cá này được ngư dân thờ cúng và được coi như một vị thần bảo hộ. Họ tôn kính gọi cá Voi bằng nhiều tên khác nhau: Ông Chuông, Ông Lộng, Ông Khơi, Ông Nam Hải... Ngư dân Bình Thuận có tập quán: dù đang đánh bắt ở đâu, khi thấy Ông "lụy" (hay "lỵ" có nghĩa là chết) lập tức phải đưa "Ngài" lên bờ, tiến hành mai táng, "cung nghinh" xác vào Lăng, Vạn để thờ cúng. Người ta cho rằng: Ông do thần thánh nào đó hiện thân hoặc do Ngọc Hoàng Long Vương sai phái để bảo vệ tính mạng loài người.
Bạn,
Cũng theo báo nay, đám tang cá voi được cử hành rất long trọng. Dân trong Vạn dùng vải đỏ liệm "Ngài", sau đó coi ngày giờ tốt để chôn cất. Trong đam tang, Người thấy "Ông" chết đầu tiên phải ăn mặc tang phục như một trưởng nam. "Người con" chịu tang bằng khăn trắng, trong lúc đưa tang phải đi lùi trước linh cửu. Ông chủ Vạn chịu tang bằng khăn đó. Với Ông lớn, người ta xây bọc bằng ván bao quanh, trên có đổ vôi và cát trắng tinh. Với Ông cậu (loại cá Voi nhỏ) người ta chôn nơi mộ phần. Người con và ông chủ Vạn phải chịu tang từ 24-36 tháng. Đến thời hạn mãn tang, người ta thực hiện nghi lễ thượng hài cốt, dùng nước rửa sạch. Sau đó rửa lại bằng rượu mạnh, phơi khô rồi làm lễ nhập tẩm thờ. Ông trưởng Vạn giọng thành kính, mắt long lanh như tìm về cõi tâm linh với một niềm tin tuyệt đối vào người mẹ biển cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.