Hôm nay,  

Tục Ăn Thịt Heo Dịp Tết

1/25/200400:00:00(View: 5402)
Bạn,
"Ăn đụng lợn" là tục hạ heo ăn Tết giữa nhiều nhà trong làng, trong xóm ở nhiều vùng quê. Đó là sự gắn bó giữa bà con làng xóm, anh em, họ hàng, cùng chung vui mỗi khi xuân về.
Báo Văn Hóa Nghệ Thuật Ăn Uống viết như sau.
Lợn Tết được thả nuôi từ lúc giêng hai. Phải là lợn cỏ. Thường thì trong bầy chọn một hai con mông nở, chân thon, háu ăn nhất. Lợn được nuôi bằng rau, cám gạo. Lợn nuôi trên mười tháng hoặc hơn năm nhưng chỉ đạt ba bốn mươi cân là vừa. Vậy mới nạc, mới ngon. Nuôi lợn Tết khác với nuôi vỗ béo để cân cho hàng thịt. Vào cỡ khoảng tháng mười, mười một, người ta đã rủ nhau "ăn đụng" thịt.
Sau khi đã đủ người "ăn đụng", người ta thống nhất với nhau ngày mổ lợn. Thường thì giáp Tết, khoảng hai tám, hai chín, hoặc ba mươi. Chủ lợn là người cẩn thận thì chọn cả giờ... hợp. Hôm mổ lợn, những người tham gia "ăn đụng" đến nhà chủ lợn. Người thì chuẩn bị dao thớt, cân; người đun nước sôi; người thì vào chuồng trói lợn, bỏ lên miếng ván khiêng ra thềm giếng chọc tiết. Không khí rộn ràng, nhộn nhịp. Lợn làm xong, phần đầu để riêng cho chủ lợn luộc cúng. Trên chiếc nong phủ lá chuối xanh, các phần thịt, xương được một người khéo tay pha ra thành các phần đều nhau theo số người và tỷ lệ "ăn đụng". Ai nhận phần nấy. Tiền bạc trả cho chủ lợn cũng không phải vội theo kiểu "tiền trao cháo múc" như mua ngoài chợ. Bởi vì những người "ăn đụng" đều là anh em, bà con xóm giềng, có thì trả, chưa có thì cứ để thong thả ra Giêng. Cũng có khi trả bằng tiền, cũng có khi đổi bằng gà, vịt, thóc, gạo tùy thỏa thuận. Cái chính là tình cảm xóm giềng, họ mạc, là sự hỗ trợ nhau cùng vui vẻ đón Tết.

Ngày nay, điều kiện sống khá hơn trước rất nhiều. Chợ búa khắp nơi, họp cả ngày lẫn đêm, hàng hóa thông thương nhiều hơn, phong phú hơn. Song, ngày Tết, người dân thôn quê vẫn thích "ăn đụng". Người thì bảo nó tiện lợi với người nhà quê. Người thì bảo thích cái không khí rộn ràng, vui vẻ, chan hòa với hàng xóm. Thẳm sâu nữa là sự kết gắn, tương hỗ giữa bà con, anh em họ mạc, xóm giềng, cùng chung vui với nhau mỗi khi Tết đến, xuân về.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Năm nào cũng vậy, ra Giêng lại chọn trong bầy vài con ưng ý, gần đến Tết lại ngồi chuyện vãn, hỏi thăm nhau, giáp Tết lại rủ nhau cùng ngả lợn, chia phần, tiếng cười nói rộn ràng thôn xóm, tình cảm anh em, bà con xóm giềng như bát nước đầy. Có thể xem việc "ăn đụng" thịt ngày Tết là nét văn hóa đẹp trong đời sống cộng đồng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.