Hôm nay,  

Chuyện Cô Gái Thái

06/08/200200:00:00(Xem: 4426)
Bạn,
Trong tháng 7 vừa qua, Hãng xe Toyota tại VN đã tài trợ cho chương trình du khảo văn hóa mang tên “Qua miền Tây Bắc”, với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ sĩ trong nước. Có mặt trong chuyến dđi, một phóng viên báo SGGP ghi nhận rằng “dấu ấn” chuyến đi chính là phong tục của người Thái và sự cuốn hút của các cô gái Thái, vừa kín đáo lại vừa e ấp bốc lửa. Phóng viên này đã ghi lại những điều trông thấy và cảm nhận được qua đoạn ký sự như sau.
Qua các bản người Thái đặc trưng: Bản Tông, bản Chiêng Ngùa, bản Bó (tỉnh Sơn La), người ta dễ nhận thấy chất nhân văn, sự chân thật, hiếu khách ... thấm đẫm từng ngọn cỏ, bông lúa, trong từng con cá bơi dưới suối trước cửa nhà. Mỗi người Thái, theo lời của một người Thái chính gốc, tiến sĩ Hoàng Lương, sinh ra đã là một nghệ sĩ cả trong lời ăn, tiếng nói, cách ăn mặc, ứng xử. Điều này quá chính xác.
Trong đời thường bộn bề, người Kinh ít có khi nào nói được những lời vừa bay bổng vừa bùi ngùi quyến luyến như người Thái: Khách đến, các chị đã hát biểu đạt tình cảm “Anh đến với chúng em qua đường sông, đường nước hay đường ruộng, anh còn nhớ những bông lúa đã níu chân anh trên cánh đồng không"”; rồi khi chia tay lại bịn rịn: “Anh đừng quên bản làng em. Đừng quên em dù sông Mã cạn bằng lòng đĩa, sông Đà cạn bằng đầu đũa!”. Tình người không quên dù chỉ đến với nhau một buổi sáng, dù chỉ vít cong đầu rượu cần nhấm nháp vị ngọt nồng của xứ hoa ban...

Có lẽ không ai quên được hình bóng cô Lò Thị Thúy Hà, người bản Bó xã Chiềng An. Thật hiếm có người đẹp huyền bí đến vậy: vừa quí phái vừa chân chất thôn quê, vừa kín đáo lại vừa e ấp bốc lửa. Vẫn vẻ bí ẩn, nồng hương núi rừng, em thẹn thùng: “Nào anh ơi! mình hãy nắm tay nhau xòe lòng...” Quả là người ta nói không ngoa cứ 100 chàng trai người Kinh lên miền ngược thì 99 người “xin chết” với cô em Thái. Họ ngỡ ngàng vì sắc đẹp, vì sự dịu hiền, nhưng phần nào cũng bởi bộ nữ phục truyền thống vừa giản dị về kiểu dáng, sắc màu, vừa thể hiện được khiếu thẩm mỹ sắc tộc. Bộ trang phục đó, giống áo dài miền xuôi, kín mà lại hở, xa mà lại gần, mãnh liệt nhưng vẫn dịu dàng nữ tính, nói như TS Hoàng Lương “trong bộ váy áo, người phụ nữ Thái hiện lên như một tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thiện. Theo tôi, không cần thêm bớt bất cứ một chi tiết nào nó vẫn rất đẹp, rất độc đáo, không lẫn vào bất cứ bộ trang phục nào khác”.
Quả thật, không có gì gợi cảm bằng bộ nữ phục Thái, từ phần “sà tích” làm bằng bạc trắng vắt qua vòng eo tạo thành hình vành khuyên có dáng trăng non lấp lánh mỗi khi thân hình chuyển động, đến hàng cúc bướm trang trí tạo cảm giác phập phồng khiến chúng ta thêm rộn ràng, thêm yêu cuộc sống. Song sức hút lớn nhất lại là phần ít ai chú ý nhất: gấu váy. Với một dải vải đỏ cẩn bên trong, cô gái bước đi thì gót chân cũng lóe sáng mở ra sức tưởng tượng, cuốn hút. Thế nhưng, cùng nhiều giá trị văn hóa khác, nét quyến rũ của trang phục truyền thống Thái đang mai một dần.
Bạn,
Phóng viên viết tiếp: Phụ nữ Thái giờ không còn cầu kỳ cắt may bằng thứ vải bông tự dệt nhuộm chàm đến màu sắc lý tưởng là màu đen ngả màu tím than mà đua nhau mua “hàng chợ” như các loại vải láng, vải nhung đen. Với màu sắc “thị trường” này, cùng cách thêm các họa tiết cách tân, rõ ràng, sự gợi cảm, nét tinh tế đang bị đẩy vào quên lãng, nhạt nhòa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.