Hôm nay,  

Vượt Dốc “chồng Cha”

29/06/200200:00:00(Xem: 4252)
Bạn,
Theo báo Lao Động, tại một huyền miền núi tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, có một con dốc án ngữ giữa huyện lỵ và các xã tây nam biên giới tên là Bù Chồng Cha. Tiếng địa phương gọi dốc là bù. Người đi bộ để qua được dốc xưa nay vẫn chỉ có cách tính bằng đơn vị ngày đường. Theo lời kể của dân địa phương đây là một con dốc mà ngày xưa để leo lên được nó người ta phải khổ sở, luân lạc nhiều năm, đến nỗi có một người con gái đi tìm cha đã lớn phổng lên, đã đổi thay rồi không nhận ra bố đẻ mình nữa. Cô đã lấy chính bố đẻ mình làm.. chồng, cuối cùng hai người đã trẫm mình xuống chân con suối treo nghìn trùng trên đỉnh dốc mà tự tử. Và giờ đây, sự trắc trở, oan khuất khiến cha lấy nhầm con ấy hình như vẫn còn hằn rõ trên gương mặt những người chạy xe thồ qua con dốc này. Qua lá thư này, mời bạn nghe câu chuyện kể về những “mã phu” ngày nay chở khách vượt con dốc kỳ bí này qua đoạn ghi chép của một phóng viên báo Người Lao Động.
Anh Đào Đình Phương có lẽ là người đầu tiên dám xách chiếc xe Min-khơ trị giá 5 triệu đồng của mình vượt Bù Chồng Cha xông vào những lối mòn trên đá mà từ thuở khai thiên lập địa đến lúc ấy, nó vẫn chỉ dành riêng cho bàn chân ngựa thồ và những ngón chân Giao Chỉ toẽ ra từng bám đất và đá. Người thứ hai là anh Sơn; người thứ ba là cậu Sỹ, mới ngoài hai mươi tuổi. Ba người này được cánh xe lai (xe thồ) Quế Phong coi là những người hùng leo núi.

Gọi tắt là xe lai 135 (ý nói đội xe lai chuyên chạy tuyến vùng sâu vùng xa, như mục tiêu của dự án 135). Khách đi xe chủ yếu là người quen: cán bộ khai khoáng thăm dò địa chất, những cán bộ khảo sát-kiểm tra-thi công các công trình của dự án 135 cho vùng sâu vùng xa vùng biên giới... Thậm chí, khách không ít là những cô gái bản bỗng dưng biết chịu chơi đem nhan sắc sơn nữ ra phố phường đổi trác; hoặc mấy cô gái miền xuôi bán xới lên miệt rừng đò đưa khách “sơn tràng” lâu ngày vắng bóng “kiều thơm”... Thân thế, sự nghiệp và... đủ thứ chuyện về các vị khách này, nhóm xe lai thuộc cả. Mà ngoài ba “ngự lâm quân” phía sau Bù Chồng Cha ấy ra, hiếm có xế nào dám chạy tuyến đường này. Thế nên, nói dại, có hôm cả ba ông Sơn-Phương-Sỹ mà lăn ra ốm thì... khách cũng đành phải thuê nhà nghỉ ở thị trấn Kim Sơn mà “đợi đò qua núi”.
Bàn tay anh Trần Văn Sơn cóc cáy, xù xì, dày cộm lên sau những ngày phơi nắng núi ngấm mưa rừng. Lúc lên đường, chỗ nào cũng che được, trừ hai bàn tay vặn vẹo tay lái. Đôi mắt anh Phương lúc nào cũng đỏ vằn đỏ vện như mắt cá chày, cái nhìn xoáy như vặn vít vào người ta, đó là đôi mắt rất lỳ của người lúc nào cũng phải đánh bạc với những hốc núi! Một thứ phải có với đội quân này ấy là càphê đen uống với đá. Bốn ngày ở Quế Phong, hôm nào phóng viên cũng được chứng kiến họ “họp báo” với nhau ở quán càphê thị trấn. Họ uống càphê để tỉnh táo và chiến đấu, cứ nổ máy xe là một cuộc chiến đấu thực sự với rừng, núi lại bắt đầu.

Bạn,
Cũng theo phóng viên LĐ, trước khi quay sang nghề xe thồ, cả anh Sơn và anh Phương nói trên đã trải qua đủ thứ nghề: đánh xe trâu đi chở khách,, giết mổ trâu bò, kéo vỏ lốp thuê, sửa chữa xe máy... Vợ anh Sơn nói với phóng viên: Chú hỏi nghề ni (xe lai) kiếm cơm dễ hay khó hơn những nghề tê thì “răng mà kể được”: Bởi đó là đánh đổi sự nguy hiểm của tính mạng mình để lấy đồng tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.