Hôm nay,  

Khi Trẻ Nhập Cư Kiếm Sống

5/8/200100:00:00(View: 4981)
Bạn,
Những cậu bé được nhắc đến trong lá thư này vẫn còn ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” thế nhưng đã phải xa quê, đến Sài Gòn mong tìm một cơ hội thay đổi cuộc sống. Một trẻ rủ thêm một trẻ khác, các em đưa nhau lên thành phố, cùng làm những công việc giống nhau, tạo thành các tập đoàn lao động nhập cư trẻ. Báo Thanh Niên đã viết con đường mưu sinh của các lao động trẻ em nhập cư như sau.

Đội trẻ em bán dừa dạo ở công viên Lam Sơn trước nhà hát thành phố có hơn 30 người, trong đó phần lớn là những cô, cậu bé tuổi chỉ mới 13, 14 tuổi. Tất cả đều ở cùng quê Gò Công Tây (Tiền Giang) và đều nối nghiệp bán dừa dạo theo truyền thống gia đình. Một bé tên Thuận nói: Đứa nào cũng vậy, hễ đến tuổi gánh nổi gánh dừa là bắt đầu rời quê. Ba mẹ, dì rồi 7 anh chị em nhà Thuận đều đã làm nghề này, bây giờ đến Thuận mỗi ngày phải gánh trên vai gánh dừa còn nặng hơn trọng lượng cơ thể mình. Mười ba tuổi nhưng nhìn Thuận như một cậu bé mới lên 7-8. Cô bé Lê Thị Mộng Tuyền cũng thế. Ba mẹ ly dị, ba lấy vợ khác, mẹ bị bệnh phải thường xuyên nhập viện. Tuyền 14 tuổi và người anh trai 17 tuổi phải tự bươn chải, theo người đi lên Sài Gòn, gia nhập đội ngũ bán dừa gần 2 năm nay. Công việc của những trẻ em này bắt đầu từ tờ mờ sáng: dậy sớm, đi bộ đến vựa dừa, rồi bắt đầu cuộc hành trình từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm với gánh dừa nặng gần 30 kg trên vai, đi dọc theo các con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, xuống bến Bạch Đằng. Tối về lại chen chúc nhau ngủ ở vựa dừa Bến Vân Đồn, gần cầu Calmette. Tuyền tâm sự: Cực lắm, tối nào chân cũng mỏi rã rời, bán hết 24 trái dừa cũng chỉ lời được 10 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng. Nhưng chán nhất là những ngày bán ế, cả lũ ngồi buồn xo, quẳng gánh, chẳng ai nói với ai tiếng nào.

Ngoài nhóm trẻ bán dừa, còn có nhóm làm thuê ở các quán phở Bắc, trong đó có phở-miến Bắc Hà khá đặc biệt bởi phụ trách các khâu từ giữ xe, chạy bàn đến đứng bếp đều là những cậu bé nhỏ người nhưng tỏ ra rất thạo việc, nhanh nhẹn. Tất cả đều cùng quê ở xã Nam Thành, tỉnh Nam Định, các cậu bé được tuyển thẳng vào làm việc ở các tiệm phở Bắc, chủ các quán phở này là người Nam Định, nên gần 10 năm nay, họ đều tuyển nhân công từ quê mình. Trung bình mỗi quán phở có 15 người, chia ca làm việc suốt từ 5 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Một trong bốn bếp trưởng ở quán phở Bắc Hà trên đường Nguyễn Du cho biết: Tuy công việc vất vả, phải thức khuya, dậy sớm nhưng dù sao vẫn tốt hơn ở quê, ngoài việc làm ruộng ra, chẳng biết phải làm gì sau khi nghỉ học. Vào đây làm, mỗi tháng cũng phụ giúp được gia đình chút ít. Quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn ở các quán phở, vẫn chưa biết gì về thành phố được xem là nhộn nhịp nhất VN, bởi hầu như thời gian rảnh rỗi ít ỏi trong ngày thường được các cậu bé dành để ngủ lấy sức. Thường mỗi năm các cậu về quê một lần, nhưng cũng có trường hợp như một em làm ở quán Bắc Hà, đường Nguyễn Du, đã bốn năm nay chưa về thăm nhà lần nào. Em nói: Nhớ quê lắm, nhưng các dịp lễ, Tết lại là thời điểm đông khách nhất.

Bạn,
Một em bé theo nghiệp bán dừa tâm sự với phóng viên: Bán hết tháng này, em sẽ về quê, trở lại với công việc đi chăn vịt, cắt lúa, gáng lúa mướn. Mỗi tháng tuy chỉ được 200 đến 300 ngàn nhưng cảm thấy dễ chịu hơn, không quá xô bồ như ở đây. Không riêng gì Út mà một số cậu bé đang theo nghề này cũng có ý định hồi hương vì ngán cảnh ngày nào cũng ngược xuôi với 30 kg dừa đè nặng trên vai. Và đâu chỉ có những nhọc nhằn với nỗi buồn xa quê, các cô cậu bé ấy đang dần nhận ra rằng sẽ khó có tương lai với gánh dừa hay chân chạy bàn và Sài Gòn chưa hẳn là miền đất hứa.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu chuyện ngập nước vẫn kéo dài cả năm này qua năm kia… Bản tin VOV kể chuyện Sài Gòn ngập: Cơn mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập, ảnh hưởng đến giao thông ở TP.SG trong buổi chiều 7/5/2019.
Giá xăng, giá điện cùng tăng… thê thảm là đời sống công nhân. Báo Thanh Niên kể: Xăng, điện cùng tăng, xóm trọ công nhân ở TP.SG lao đao thời 'bão giá'. Họ phải cắt đủ thứ để tiết kiệm: bật đèn trễ để tiết kiệm điện, mang khô từ quê vào ăn đỡ tiền chợ, lấy xe đạp đi chợ đỡ tiền xăng..
Nhà nước báo động rằng tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đang suy giảm… Bản tin VTV kể rằng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2016 - 2018 của TP.SG đạt 14,4 tỷ USD, tuy nhiên tỷ lệ dự án FDI trong những năm gần đây có dấu hiệu giảm.
Cố Nhạc Sĩ Anh Bằng là một tài năng tuyệt vời... Hôm 5/5 là ngày sinh nhật của cố nhạc sĩ tuyệt vời này. Người dân Miền Nam vẫn còn nhớ những dòng ca rất mực tình tứ, tha thiết của người chiến sĩ VNCH.
Cụ Ngô Đức Kế là một nhà hoạt động nổi tiếng thời chống Pháp, có giao tình với cả hai cụ Phạn -- Phan Chủ Trinh và Phan Bội Châu. Một con đường ngay trung tâm thành phố Sài Gòn từ trước 1975 được đặt tên là đường Ngô Đức Kế
Hăm dọa sẽ khủng bố gia đình một nhà báo... Chuyện đang xảy ra, khi côn đồ được thuê để giải quyết các vụ kiện dân sự...
Bản tin Sao Star kể chuyện Long An: Thắc mắc tô hủ tiếu những 100.000 đồng, cặp vợ chồng bị chủ quán đánh trọng thương. Thắc mắc 2 chai nước ngọt giá 60.000 đồng, rồi tô hủ tiếu tới 100.000 đồng, quá cao so với thị trường, 2 vợ chồng anh Minh chị Duyên bị chủ quán gọi người đến đánh hội đồng.
Trời hại... mưa dông. Bản tin TTXVN kể: Tối và đêm 29/4, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào và rải rác có dông, lốc. Đáng lưu ý, trên địa bàn huyện Trấn Yên, mưa và dông, lốc đã gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Vé xe buýt lại tăng giá… Cõi này đầy nỗi lo… Báo Dân Việt kể: Sở Giao thông Vận tải TP.SG vừa cho biết, từ ngày mai (1.5), 51 tuyến xe buýt có trợ giá sẽ tăng 1.000 đồng mỗi lượt hành khách.
Có phải tình báo Trung Quốc đã và đang mua chuộc cán bộ quan chức Hà Nội? Đó cũng là điều cần nghi ngờ. Bản tin BBC kể: Thời gian gần đây Mỹ phát hiện nhiều vụ Trung Quốc mua chuộc nhân viên tình báo Mỹ để thu thập thông tin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.