Hôm nay,  

‘loạn’ Đồng Phục

12/05/200300:00:00(Xem: 5093)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, thời gian gần đây, sSau làn sóng "đồng phục" theo quy định của nhiều trường phổ thông, giờ đây, nhiều học sinh các trường trung học tại Sài Gòn, Hà Nội lại "tự nguyện" sáng tạo ra các loại "lớp phục", "nhóm phục" độc đáo. Nhưng phía sau trào lưu tự phát này cũng còn nhiều chuyện đáng nói. Trình bày hiện trạng này, báùo quốc nội viết như sau.
Đây không phải là đồng phục theo quy định của nhà trường mà là "đồng phục" do các em tự làm, chủ yếu là học sinh năm cuối cấp. Thuý H, một nữ sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Hàn Thuyên tâm sự: "Chúng em muốn có một màu áo kỷ niệm ở năm cuối cấp trước khi giã biệt tuổi học trò." Nhưng không phải tất cả đều bắt nguồn từ lý do chính đáng đó. Một lần trong một công viên , phóng viên bắt gặp một nhóm học sinh nam với bộ đồ trắng mang những hình thù khá "màu mè". Khi được hỏi thì một em trả lời: "Đây là bộ đồ nói lên "thương hiệu" của nhóm "ngũ quái" chúng em. Tinh thần chung là chơi hết mình, sành điệu và phải... khác người". Muốn có "nhóm phục" bây giờ chẳng có gì khó. Giá một cái áo sơ-mi khá rẻ, chỉ vài chục tới 100 ngàn đồng. Khâu in chữ, in lô-gô lên áo giờ cũng rất nhanh chóng và đơn giản do có công nghệ vi tính giúp sức; giá in cũng chỉ tốn vài nghìn đến vài chục tuỳ theo số lượng áo.

Có 1001 lý do ra đời của một kiểu áo. Để làm kỷ niệm cho một lớp: đồng phục. Một nhóm nữ sinh yêu thơ: đồng phục. Một nhóm fan của Đ.T hay N.P.H: đồng phục. Ngay cả một nhóm học sinh cá biệt cũng có đồng phục với lô-gô là những dòng "tự bạch" riêng! Có khi một lớp, một nhóm mà có nhiều "lễ phục" khác nhau: áo đi học, áo đi dạo phố, áo đi xem ca nhạc!
Có khi phía sau lưng áo là một dòng chữ gửi gắm nỗi niềm và tình cảm thầy trò, trường lớp như: "kỷ niệm tuổi học trò", "công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy", "còn mãi trong tôi thuở học trò"... Nhưng cũng có nhiều kiểu "không thể chấp nhận được. Để thể hiện "cá tính", nhiều học trò không ngần ngại đưa lên áo của mình những biểu tượng như "mũi tên xuyên qua trái tim rỉ máu", "đầu lâu xương chéo", thậm chí cả hình "Bin La đen", biểu tượng dã thú: đại bàng, hổ, sư tử... mang đầy màu sắc xã hội đen.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, một số nhóm học sinh lại sính dùng tiếng Anh trên áo với những cụm từ luôn đi trước tuổi như: The bitter of love (Vị đắng tình yêu), I love you more than I can say (Anh yêu em hơn những gì anh nói). Nhiều nữ sinh cá tính mạnh còn mang những dòng chữ như: Kiss me, Look at me... ngay giữa ngực áo. Báo quốc nội phân tích rằng những kiểu cách thái quá như trên vô hình chung đã làm mất đi sự hồn nhiên, lãng mạn và nét đẹp trong sáng trong màu áo học trò.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.