Hôm nay,  

Khi Rừng Thành Rẫy

12/05/200200:00:00(Xem: 4570)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ dẫn báo cáo của ngành lâm nghiệp Việt Nam, rất nhiều khu rừng tại các tỉnh Tây nguyên, miền Trung không những bị lâm tặc chặt phá để lấy gỗ mà còn bị cư dân địa phương đốt phá để làm rẫy canh tác. Nhiều khu rừng nguyên sinh đã bị biến thành những lâm trại của các buôn làng.
Báo TT dẫn báo cáo của ngành lâm nghiệp CSVN cho biết: theo kết quả kiểm kê rừng toàn Việt Nam trong giai đoạn 1995-1999 (công bố vào năm 2000) và được phổ biến lại vào đầu tháng 5/2002 thì rừng tự nhiên tuy có tăng từ 8.25 triệu hecta lên 9.54 triệu hecta (14%) nhưng chủ yếu là phần tăng diện tích rừng non mới phục hồi bằng khoanh nuôi tái sinh, còn rừng tự nhiên giàu gỗ và lớn tuổi vẫn tiếp tục bị giảm do quản lý không bền vững, vì vậy tổng trữ lượng gỗ đã giảm trong cả Việt Nam (rừng sản xuất và rừng phòng hộ) từ 657 triệu mét khối gỗ xuống còn 584 triệu mét khối (giảm 11%), đặc biệt là các loại gỗ quí hiếm bị chặt trộm quá nhiều.
Báo TT cho biết thêm: suốt giai đoạn 1945-1990, toàn Việt Nam đã mất 5 triệu hecta rừng tự nhiên. Sự mất rừng để lại hậu quả nặng nề trong suốt những năm qua. Theo dự báo của kế hoạch trồng rừng của ngành lâm nghiệp, đến năm 2010 diện tích rừng tăng lên 14.3 triệu hecta (độ che phủ 43%) mới tương đương mức độ an toàn sinh thái của năm 1945.

Báo TT ghi nhận rằng trong khi các chuyên viên lâm nghiệp tìm mọi cách để khôi phục rừng đã mất, thì tại khu vực giáp ranh huyện Đại Lộc và Nam Giang, tỉnh Quảng Nam (dọc theo đường 14) nối đến khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, rừng vẫn bị tiếp tục tàn phá một cách khủng khiếp để làm nương rẫy. Nhiều người cảm thấy đau xót trước cảnh rừng bị đốt. Chính quyền CSVN địa phương và các ngành chức năng đã bất lực, không thể quản lý tình trạng đốt rừng tràn lan làm nương rẫy, không theo các chương trình và dự án quy hoạch về rừng. Đặc biệt, từ khi tỉnh Quảng Nam xây dựng nhà máy chế biến dứa (khóm), giá dứa tăng lên đôi chút thì “phong trào” đốt rừng trồng dứa ngày một dữ dội hơn. Báo TT ví von: “Có thể nói dí dỏm rằng nhiệm vụ phá rừng khu vực giáp ranh Đại Lộc và Nam Giang đã cơ bản hoàn thành”.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, nhiều triền đồi ở các huyện miền núi giờ đây đã mất đi màu xanh, trở thành đất trống đồi trọc. Tại nhiều nơi, gỗ rừng đã được di chuyển công khai bằng đủ loại phương tiện: xe thồ, trâu kéo. Nhiều khu rừng nguyên sinh không còn một dấu tích vì đã bị khai thác cạn kiệt, và trở thành nương rẫy mất rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.