Hôm nay,  

Người Trả Nợ Cho Rừng

07/02/200300:00:00(Xem: 4687)
Bạn,
Nhân vật được nói đến trong lá thư này từng là một cao thủ trong nghề buôn đá đỏ và đã có lần bị xã hội đen thanh toán. Sau những năm tháng giang hồ với nghề đào đá quý, người này đã chuyển sang trồng bạch đàn và thành tiểu chủ sơn trại, được dân địa phương gọi bằng một biệt danh khác: người trả nợ cho rừng. Báo Nông Thôn Ngày Nay viết về nhân vật này như sau.
Với bộ râu đen dữ tợn, những năm 1990, Giang "Râu" (xã Châu Quỳ, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) nổi danh vì nghề buôn đá đỏ. Bây giờ anh lại được nhiều người nhắc đến, nhưng với biệt danh hoàn toàn khác: Phan Bá Giang, người trả nợ cho rừng.
Cuốn theo cơn lốc đào đá đỏ những năm 1990, Phan Bá Giang từ giã nghề may, sắm đồ nghề quay sang buôn đá quý. Không bao lâu, khuôn mặt người thợ may hiền lành hôm nào đã trở nên dữ tợn với bộ râu đen rậm rịt, dài tới ngực và vắt lên tận tai. Giang trở nên giàu có nhất nhì trong số những tay buôn đá quý vì tài khéo buôn khéo bán. Tuy nhiên, Giang "Râu" cũng đã mấy phen suýt mất mạng. Một lần mang hàng từ Châu Quỳ ra Hà Nội, kẻ buôn bán đá quý đã bị một tay anh chị rút dao chém vào cánh tay. Có đủ "đồ nghề" để hạ tên cướp, nhưng Giang tỉnh táo dằn mặt hắn mà không gây án: "Mình không khôn ngoan thì tất sẽ bị kẻ mạnh hơn triệt hạ. Vả lại, nếu vướng sâu vào pháp luật thì sẽ đi sớm", Giang bộc bạch.

Sau 2 năm tung hoành ở thị trường đá quý, Giang "Râu" đã có trong tay cỡ vài tỷ đồng. Với suy nghĩ đống tiền ấy tiêu cả đời cũng không hết, Giang mang tiền đi đánh bạc. Của nả trong nhà theo đó lần lượt ra đi. Ngăn cản con không được, bố Giang đã phải khóc và nói với người anh cả: "Trời không nghe đất, đất phải chịu trời. Có bao nhiêu con đem chia cho nó. Tao coi như không có nó". Người anh đưa ra 1 kg vàng và bảo Giang: "Nếu mày dùng tiền để làm ăn thì dù có mất hết tao với mày vẫn là anh em. Còn nếu đem đi đánh bạc, tao coi như không còn mày". Bị cả nhà hắt hủi, Giang uất lên: "Tôi mà là kẻ bỏ đi ư" Tôi sẽ làm nên chuyện mà không cần số vàng này".
Nói vậy, nhưng Giang vẫn chưa biết mình làm gì. Một buổi chiều thơ thẩn ở bìa rừng, thấy mấy phóng viên truyền hình đang chờ đàn cò bay về để ghi hình và bàn tán về giá trị kinh tế của rừng, một ý nghĩ chợt loé lên trong anh: "Phải rồi, trồng rừng. Đồi trọc ở Châu Bình còn nhiều lắm". Anh nhận 10 ha đồi của xã, mua 1 kg hạt bạch đàn giống, cuốn sách hướng dẫn gieo ươm cây rồi bắt tay vào việc mới. Anh tâm sự: "Sự đời thật lạ, khi xưa tung hoành ngang dọc, gặp ai cũng ngẩng cao đầu. Thế mà giờ đây khi đào từng hố, ươm trồng từng cây, mình lại đầy mặc cảm". Niềm an ủi lớn nhất với Giang lúc ấy là được anh em, nhất là ông bố ủng hộ. Mấy người bạn khi xưa, biết tin tức cũng gửi thư chúc mừng.
Bạn
Báo quốc nội cho biết: năm 1999, rừng bạch đàn bắt đầu khép tán, những đàn ong, đàn chim kéo về làm tổ, Giang đã có thể ngơi tay khi tự thấy đã xong nợ cho rừng. Giang nói với phóng viên về bài toán kinh tế của mình: "Theo thời giá hiện nay, 10 vạn cây sẽ cho gần 5 tỷ đồng. Sau khi thu hoạch, việc đầu tiên là sắm lại chiếc dây chuyền cưới trả nợ cho vợ và mở lại tiệm vàng cho đứa em út của gia đình ".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.