Hôm nay,  

Người Trả Nợ Cho Rừng

07/02/200300:00:00(Xem: 4685)
Bạn,
Nhân vật được nói đến trong lá thư này từng là một cao thủ trong nghề buôn đá đỏ và đã có lần bị xã hội đen thanh toán. Sau những năm tháng giang hồ với nghề đào đá quý, người này đã chuyển sang trồng bạch đàn và thành tiểu chủ sơn trại, được dân địa phương gọi bằng một biệt danh khác: người trả nợ cho rừng. Báo Nông Thôn Ngày Nay viết về nhân vật này như sau.
Với bộ râu đen dữ tợn, những năm 1990, Giang "Râu" (xã Châu Quỳ, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) nổi danh vì nghề buôn đá đỏ. Bây giờ anh lại được nhiều người nhắc đến, nhưng với biệt danh hoàn toàn khác: Phan Bá Giang, người trả nợ cho rừng.
Cuốn theo cơn lốc đào đá đỏ những năm 1990, Phan Bá Giang từ giã nghề may, sắm đồ nghề quay sang buôn đá quý. Không bao lâu, khuôn mặt người thợ may hiền lành hôm nào đã trở nên dữ tợn với bộ râu đen rậm rịt, dài tới ngực và vắt lên tận tai. Giang trở nên giàu có nhất nhì trong số những tay buôn đá quý vì tài khéo buôn khéo bán. Tuy nhiên, Giang "Râu" cũng đã mấy phen suýt mất mạng. Một lần mang hàng từ Châu Quỳ ra Hà Nội, kẻ buôn bán đá quý đã bị một tay anh chị rút dao chém vào cánh tay. Có đủ "đồ nghề" để hạ tên cướp, nhưng Giang tỉnh táo dằn mặt hắn mà không gây án: "Mình không khôn ngoan thì tất sẽ bị kẻ mạnh hơn triệt hạ. Vả lại, nếu vướng sâu vào pháp luật thì sẽ đi sớm", Giang bộc bạch.

Sau 2 năm tung hoành ở thị trường đá quý, Giang "Râu" đã có trong tay cỡ vài tỷ đồng. Với suy nghĩ đống tiền ấy tiêu cả đời cũng không hết, Giang mang tiền đi đánh bạc. Của nả trong nhà theo đó lần lượt ra đi. Ngăn cản con không được, bố Giang đã phải khóc và nói với người anh cả: "Trời không nghe đất, đất phải chịu trời. Có bao nhiêu con đem chia cho nó. Tao coi như không có nó". Người anh đưa ra 1 kg vàng và bảo Giang: "Nếu mày dùng tiền để làm ăn thì dù có mất hết tao với mày vẫn là anh em. Còn nếu đem đi đánh bạc, tao coi như không còn mày". Bị cả nhà hắt hủi, Giang uất lên: "Tôi mà là kẻ bỏ đi ư" Tôi sẽ làm nên chuyện mà không cần số vàng này".
Nói vậy, nhưng Giang vẫn chưa biết mình làm gì. Một buổi chiều thơ thẩn ở bìa rừng, thấy mấy phóng viên truyền hình đang chờ đàn cò bay về để ghi hình và bàn tán về giá trị kinh tế của rừng, một ý nghĩ chợt loé lên trong anh: "Phải rồi, trồng rừng. Đồi trọc ở Châu Bình còn nhiều lắm". Anh nhận 10 ha đồi của xã, mua 1 kg hạt bạch đàn giống, cuốn sách hướng dẫn gieo ươm cây rồi bắt tay vào việc mới. Anh tâm sự: "Sự đời thật lạ, khi xưa tung hoành ngang dọc, gặp ai cũng ngẩng cao đầu. Thế mà giờ đây khi đào từng hố, ươm trồng từng cây, mình lại đầy mặc cảm". Niềm an ủi lớn nhất với Giang lúc ấy là được anh em, nhất là ông bố ủng hộ. Mấy người bạn khi xưa, biết tin tức cũng gửi thư chúc mừng.
Bạn
Báo quốc nội cho biết: năm 1999, rừng bạch đàn bắt đầu khép tán, những đàn ong, đàn chim kéo về làm tổ, Giang đã có thể ngơi tay khi tự thấy đã xong nợ cho rừng. Giang nói với phóng viên về bài toán kinh tế của mình: "Theo thời giá hiện nay, 10 vạn cây sẽ cho gần 5 tỷ đồng. Sau khi thu hoạch, việc đầu tiên là sắm lại chiếc dây chuyền cưới trả nợ cho vợ và mở lại tiệm vàng cho đứa em út của gia đình ".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.