Hôm nay,  

Hành Trình Tìm Việc Làm

7/4/200200:00:00(View: 4713)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo SGGP, hiện nay trong lĩnh vực dạy nghề tại Việt Nam, tỷ lệ công nhân đã qua các lớp đào tạo tại một số địa phương chỉ đạt mức hơn 10%.. Do đó, thị trường lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước hiện nay đang “thừa thầy-thiếu thợ”. Sự nghịch lý thiếu-thừa là trong khi các công ty, cơ quan đơn vị kinh tế liên tục tuyển người, thì người lao động cứ tiếp tục cuộc hành trình đi tìm việc làm. Báo SGGP ghi lại một số trường hợp như sau.
Anh Trần H.L., tốt nghiệp ĐH Ngân hàng xong, đi du học ở nước ngoài cho “chắc ăn”, về nước tìm việc, cả một thời gian khá dài anh tìm đến các trung tâm tư vấn nhân lực, trung tâm giới thiệu việc làm, nộp hồ sơ phỏng vấn, không đạt. Lại nộp hồ sơ... Thoạt đầu còn hăng hái đề nghị nhiệm vụ quản lý, sau tụt dần đến nhân viên kế toán cũng... không xong. Vì nơi tuyển dụng cần người có kinh nghiệm thực tế, hơn nữa với hai tấm văn bằng trong tay, không ít đơn vị “ngại” đặt anh vào vị trí có mức lương thấp. Thực tế, sinh viên ra trường thất nghiệp cao, hoặc kiếm được việc làm thì cũng không phù hợp với ngành nghề đào tạo. Thậm chí có nhiều sinh viên sau 4 năm học đại học mới nhận ra mình không có năng khiếu trong ngành mình đã chọn! Xin nêu vài con số: 50% số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề khác, có việc làm không phù hợp với ngành nghề đào tạo. Chỉ 30% tìm được việc làm đúng nghề, còn lại 20% lâm cảnh thất nghiệp. Trong khi đó, 66% doanh nghiệp chưa hài lòng về sự tuyển dụng và sử dụng nhân lực qua đào tạo.

Ông Vũ Tiến Dự, Giám đốc một Công ty Thương mại - Dịch vụ - Xây dựng, người đã có quá trình “đánh vật” với việc tham gia tuyển dụng nhân sự cung cấp cho các cơ quan, đơn vị cho biết: “Khách hàng của chúng tôi rất khao khát những công nhân lành nghề, được đào tạo bài bản từ các trường chuyên nghiệp. Chúng tôi nhận rất nhiều đơn xin việc của các sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ nhưng không thể tuyển các cử nhân, kỹ sư vào làm... công nhân! Thực ra cũng có vài trường hợp, kỹ sư chấp nhận làm công nhân, nhưng chỉ sau một thời gian thì họ tự nghỉ việc vì cảm thấy khó.... thạo nghề. Do đó chúng tôi tuyển thợ, và từng bước thực tế công việc đào tạo họ thành thầy. Và thợ đúng nghĩa, có chuyên môn thì quả vẫn hiếm!”.

Bạn,
Báo SGGP cho biết: theo đánh giá của cơ quan quản lý lao động thành phố Sài Gòn, số lượng giáo viên dạy nghề ở thành phố SG không thiếu, nhưng về trình độ chuyên môn thì vẫn còn nặng lý thuyết hơn thực hành, chưa cập nhật kiến thức công nghệ mới, vì chưa được tiếp cận trang thiết bị hiện đại. Báo SGGP ghi nhận thêm rằng hiện nay hoạt động dạy nghề của các cơ sở dạy nghề nói chung tại SG tuy đang phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, nhưng do chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức về chương trình, nội dung giảng dạy, máy móc, thiết bị dùng dạy học lạc hậu, cũ kỹ, thiếu giáo viên thực hành có kinh nghiệm v.v... nên đã dẫn đến số lượng học sinh vào học nghề còn thấp so với học chữ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải VN sắp đóng cửa Đại Học Y Khoa? Bởi vì tương lai sẽ mở cửa đón hàng ngàn bác sĩ Cuba vào?
Vậy là lại tăng học phí… Tại thủ đô Hà Nội. Hóa ra là kinh tế thị trường cả ngành giáo dục.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ có lợi cho kinh tế Việt Nam, nhưng nhiều cơ nguy xuất hiện từ khi TQ bắt đầu phá giá nhân dân tệ, và VN phải giảm tỷ giá với USD.
Cuộc vui nào cũng tới lúc tàn… Đại lễ nào cũng tới lúc bế mạc… Bản tin TTXVN ghi rằng trang Buddhistdoor Global của Hong Kong (Trung Quốc) đưa tin Đại lễ Vesak lần thứ 16 đã kết thúc thành công tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc sau 3 ngày làm việc với 5 hội thảo quốc tế.
Bản tin Zing kể về Đại Lễ Vesak ở Hà Nam: 65.000 ngọn nến thắp sáng đêm hội Vesak ở ngôi chùa lớn nhất thế giới. Đêm 13/5, hàng chục nghìn người tập trung về Tam Chúc, ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Hà Nam, để cầu nguyện bình an và thả hoa đăng nhân dịp lễ Vesak 2019.
Sáng ngày Chủ Nhật 12-5-2019, tại Trung tâm hội nghị quốc tế chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, đã trọng thể diễn ra lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (LHQ) - Vesak 2019, cũng là Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 16, do GHPGVN tổ chức.
Chủ Nhật ngày 12 tháng 5/2019 là ngày nhiều quốc gia trên thế giới mừng Ngày Lễ Mẹ. Ai cũng có một bà mẹ, ai cũng được nâng niu chìu chuộng từ những ngày chưa ra đời, trong ngày chào đời và những ngày trưởng thành theo năm tháng.
Chủ Nhật 12 tháng 5 năm 2019 là Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia. Nơi đây sẽ đăng một số bài thơ liên hệ tới tình mẹ-con.
Cho học sinh học chống tham nhũng? Chuyện lạ… Người lớn chống tham nhũng là bị đàn áp liền, hà huống gì trẻ em.
Vào bệnh viện, tưởng là sẽ được chữa hết bệnh, ai ngờ chỉ một mũi thuốc… thế là chết trên giường bệnh, hết cứu nổi. Đó là chuyện xảy ra ở Hà Nội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.