Hôm nay,  

Hành Trình Tìm Việc Làm

7/4/200200:00:00(View: 4721)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo SGGP, hiện nay trong lĩnh vực dạy nghề tại Việt Nam, tỷ lệ công nhân đã qua các lớp đào tạo tại một số địa phương chỉ đạt mức hơn 10%.. Do đó, thị trường lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước hiện nay đang “thừa thầy-thiếu thợ”. Sự nghịch lý thiếu-thừa là trong khi các công ty, cơ quan đơn vị kinh tế liên tục tuyển người, thì người lao động cứ tiếp tục cuộc hành trình đi tìm việc làm. Báo SGGP ghi lại một số trường hợp như sau.
Anh Trần H.L., tốt nghiệp ĐH Ngân hàng xong, đi du học ở nước ngoài cho “chắc ăn”, về nước tìm việc, cả một thời gian khá dài anh tìm đến các trung tâm tư vấn nhân lực, trung tâm giới thiệu việc làm, nộp hồ sơ phỏng vấn, không đạt. Lại nộp hồ sơ... Thoạt đầu còn hăng hái đề nghị nhiệm vụ quản lý, sau tụt dần đến nhân viên kế toán cũng... không xong. Vì nơi tuyển dụng cần người có kinh nghiệm thực tế, hơn nữa với hai tấm văn bằng trong tay, không ít đơn vị “ngại” đặt anh vào vị trí có mức lương thấp. Thực tế, sinh viên ra trường thất nghiệp cao, hoặc kiếm được việc làm thì cũng không phù hợp với ngành nghề đào tạo. Thậm chí có nhiều sinh viên sau 4 năm học đại học mới nhận ra mình không có năng khiếu trong ngành mình đã chọn! Xin nêu vài con số: 50% số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề khác, có việc làm không phù hợp với ngành nghề đào tạo. Chỉ 30% tìm được việc làm đúng nghề, còn lại 20% lâm cảnh thất nghiệp. Trong khi đó, 66% doanh nghiệp chưa hài lòng về sự tuyển dụng và sử dụng nhân lực qua đào tạo.

Ông Vũ Tiến Dự, Giám đốc một Công ty Thương mại - Dịch vụ - Xây dựng, người đã có quá trình “đánh vật” với việc tham gia tuyển dụng nhân sự cung cấp cho các cơ quan, đơn vị cho biết: “Khách hàng của chúng tôi rất khao khát những công nhân lành nghề, được đào tạo bài bản từ các trường chuyên nghiệp. Chúng tôi nhận rất nhiều đơn xin việc của các sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ nhưng không thể tuyển các cử nhân, kỹ sư vào làm... công nhân! Thực ra cũng có vài trường hợp, kỹ sư chấp nhận làm công nhân, nhưng chỉ sau một thời gian thì họ tự nghỉ việc vì cảm thấy khó.... thạo nghề. Do đó chúng tôi tuyển thợ, và từng bước thực tế công việc đào tạo họ thành thầy. Và thợ đúng nghĩa, có chuyên môn thì quả vẫn hiếm!”.

Bạn,
Báo SGGP cho biết: theo đánh giá của cơ quan quản lý lao động thành phố Sài Gòn, số lượng giáo viên dạy nghề ở thành phố SG không thiếu, nhưng về trình độ chuyên môn thì vẫn còn nặng lý thuyết hơn thực hành, chưa cập nhật kiến thức công nghệ mới, vì chưa được tiếp cận trang thiết bị hiện đại. Báo SGGP ghi nhận thêm rằng hiện nay hoạt động dạy nghề của các cơ sở dạy nghề nói chung tại SG tuy đang phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, nhưng do chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức về chương trình, nội dung giảng dạy, máy móc, thiết bị dùng dạy học lạc hậu, cũ kỹ, thiếu giáo viên thực hành có kinh nghiệm v.v... nên đã dẫn đến số lượng học sinh vào học nghề còn thấp so với học chữ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.