Hôm nay,  

Vua Lừa Đảo Địa Ốc

12/20/200000:00:00(View: 5665)
Bạn,
Trong thời gian gần đây, báo quốc nội thường nhắc đến một nhân vật nổi tiếng về các vụ lường gạt trong kinh doanh địa ốc. Nhân vật này có một khả năng đặc biệt là nghĩ ra những độc chiêu để có thể đem thế chấp được cả nhà lẫn đất mà chỉ mới đặt cọc một ít tiền, hoặc chuẩn bị mua, để vay hàng tỉ đồng của ngân hàng, khiến cho nhiều người bán nhà, đất phải lâm vào cảnh dở khóc vì tiền chưa nhận được thì giấy tờ đã bị kẹt. Nhân vật đó tên là Nguyễn Tôn Văn, nguyên giám đốc công ty Quốc Bình, trụ sở tại quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Tên tuổi của viên giám đốc này đã từng được nêu tại các phiên tòa lớn như Minh Phụng-Epco, Ngọc Thảo và gần đây nhất là phiên tòa xét xử trùm lừa đảo Thái Văn Tuấn. Lần này ông Nguyễn Tôn Văn là chủ xị của một vụ án riêng với tất cả 17 bị can mà Công an CSVN Sài Gòn đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát CSVN vào cuối tháng 11 vừa qua.

Ghi lại các vụ lường gạt của viên giám đốc nói trên, báo Thanh Niên cho biết: công ty Quốc Bình được cấp giấy phép kinh doanh nhà ở vào tháng 9/1996 nhưng trước đó khá lâu, Nguyễn Tôn Văn đã làm mưa làm gió trên thị trường địa ốc Sài Gòn. Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Ngân hàng Nam Đô đều là những người sẵn sàng mở két bạc để đưa vốn cho Nguyễn Tôn Văn đi mua bán nhà đất, thậm chí bằng một cơ chế cho vay lạ đời nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Tháng 4/1995, ông Nguyễn Tôn Văn mua căn nhà ở 76 CMT8 với giá 2.746 lượng vàng. Nhưng hơn 5 tháng sau, ông ta cũng chỉ mới trả 256 lượng. Đã vậy ông ta còn yêu cầu chủ nhà ký giấy cam kết thế chấp để ông ta đưa căn nhà ấy vào ngân hàng rút tiền ra. Song việc không thành. Đầu năm 1996, ông Văn cũng chưa trả xong tiền nhà nên chủ nhà hủy bỏ việc cam kết thế chấp và đòi giấy tờ nhà lại. Tuy nhiên ông Nhan đã kịp làm giả một bộ hồ sơ ngôi nhà ấy và đưa vào Ngân hàng Nam Đô vay 3.6 tỉ đồng.

Báo Thanh Niên cũng nêu ra một số vụ khác: Tháng 3/1996, 7 hộ nông dân ấp Ích Thạnh, xã Long Trường, huyện Thủ Đức đồng ký tên bán cho Nguyễn Tôn Văn 57.400 mét vuông đất với giá hơn 3.7 tỉ đồng. Văn mới trả 200 triệu đồng thì đã cầm hết giấy tờ và sau đó giả chữ ký của họ để đưa vào thế chấp ngân hàng Nam Đô. Bị các hộ nông dân đòi rát quá nhưng một năm sau Nguyễn Tôn Văn mượn cơ hội chia tách quận Thủ Đức để xin mượn lại 5 giấy ủy quyền sử dụng đất từ ngân hàng Nam Đô trả cho các hộ nông dân. Lý do là tách quận thì cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới. Ngân hàng Nam Đô chấp thuận, và 6 tháng sau Nguyễn Tôn Văn đưa hồ sơ ngôi nhà ở đường Cống Quỳnh, quận 1 vào hoán đổi cho ngân hàng. Thế nhưng ngôi nhà ở Cống Quỳnh lại cũng không phải là tài sản của Nguyễn Tôn Văn mà chủ nhân của nó cũng bị đẩy vào bi kịch mua bán tương tự. Nhưng táo bạo hơn là với một căn nhà chưa mua. Nguyễn Tôn Văn cũng thế chấp được tại Ngân hàng Nam Đô để vay vốn. Đó là một căn nhà ở đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Chủ nhà đang rao bán thì Nguyễn Tôn Văn tìm đến hỏi xin một bộ photo hồ sơ nhà để tham khảo giá cả. Thế rồi Nguyễn Tôn Văn đã đưa ngôi nhà photo ấy thế chấp cho tổng giám đốc Ngân hàng Nam Đô với cam kết trong vòng 20 ngày, khi làm xong thủ tục mua bán sẽ đưa toàn bộ hồ sơ gốc vào bổ sung. Ngân hàng Nam Đô đã định giá 13 tỉ đồng và nhận thế chấp mấy tờ giấy lộn ấy mặc dù Nguyễn Tôn Văn chưa bao giờ trả tiền để mua ngôi nhà ở đường Trần Hưng Đạo.

Bạn,
Cũng theo báo này, bằng cách thế chấp tài sản mua bán lửng lơ như vậy, Nguyễn Tôn Văn đã chiếm đoạt của Ngân hàng Nam Đô hơn 14 tỉ đồng, của ngân hàng Công thương chi nhánh Sài Gòn gần 27 tỉ đồng. Ngoài ra còn phụ cho một nữ giám đốc tư doanh rút ruột ngân hàng hơn 10 tỉ đồng cũng bằng những mưu kế như trên.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.