Hôm nay,  

Hôn Lễ: Đốn Củi, Bắt Chuột

04/07/199900:00:00(Xem: 7334)
Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có người Kinh mình mới gây khó dễ cho đôi trẻ sắp kết hôn với đủ thứ lễ. Dân sắc tộc Giẻ Triêng thuộc tỉnh Kon Tum cũng có những tục lệ không kém phần thơ mộng và gay go: Con gái phải đi tìm đủ 100 bó củi gỗ dẻ, và con trai phải bắt đủ 100 con chuột về sấy khô mới gọi là đủ lễ. Báo trong nước ghi phong tục này như sau.
Tôi được giới thiệu đến làng Đác Nhoong, huyện Đác Glay cách thị xã Kon Tum 162km, một buôn làng của bà con dân tộc Giẻ Triêng. Dù trời mưa lất phất, nhưng trên đường vào làng vẫn nhộn nhịp người qua kẻ lại, ai nấy cũng quần áo tươm tất với nụ cười tươi tắn trên môi. Trẻ con thì lũ lượt từng tốp năm bảy đứa, í ới rủ nhau đi. Ông A B’rek, già làng của làng Dak Nhoong cho biết là mọi người đến nhà của cô Y B’ruza chúc mừng cô đã bắt được chồng, hôm nay cô làm lễ cưới chồng. Tôi tỏ ý muốn được già làng đưa đến dự đám cưới để biết thêm phong tục tập quán của bà con Giẻ Triêng, ông cười hiền lành gật đầu:
- Được thôi, đám cưới mà có khách lạ đến mừng, hên lắm. Là điềm lành cho vợ chồng mới, sanh con được nhiều, làm ăn tiền vàng vô nhiều.
Ông A B’rek đưa tôi đi thăm làng. Có hai cô gái ngược đường đi tới, mồ hôi nhễ nhại, trên lưng gùi bó củi dựng đứng cao khỏi đầu, mỗi khúc to bằng bắp chuối, dài khoảng 6-7 tấc. Gặp già làng, hai cô lễ phép gật đầu chào. Ông đứng lại hỏi một cô tuổi khoảng hai mươi:
- Chừng nào cưới"
- Hai con trăng nữa. - Cô gái thẹn thùng trả lời.
- Đủ củi chưa" - Ông hỏi tiếp.
- Dạ... - Cô cúi đầu cười e thẹn - Còn thiếu mười một bó.
Già làng vỗ vai tôi nói:
- Tụi nó vào rừng đốn củi để dành bắt chồng.
Nghe ông nói, tôi chỉ biết trố mắt ngạc nhiên, ông giải thích:
- Con gái Giẻ Triêng chúng tôi có tục lệ ngày cưới chồng phải có 100 bó củi làm sính lễ cho nhà trai, thiếu không được. Củi phải loại cây đẹp, thường là cây dẻ, dài 6-7 tấc mới được. Đây là thể hiện sự quán xuyến, đảm đang của người phụ nữ làm chủ gia đình.
Tôi đến bên cô bé tuổi khoảng mười hai, e ngại hỏi:
- Em cũng sắp bắt chồng"
- Đâu có. - Cô bé cười ngất trả lời - Còn con nít ai cho bắt chồng. Mười bảy tuổi già làng mới cho phép. 100 bó củi cây dẻ kiếm lâu lắm, chuẩn bị trước cho con trai nó thấy mình giỏi giang.
Thì ra tục lệ củi bắt chồng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người nơi đây, các cô gái mới 12 - 13 tuổi đã nghĩ đến chuyện để dành củi cho ngày cưới chồng. Cô bé nói tiếp:
- Mười hai bó củi của em cho chị Y B’ruza mượn hết rồi. Chị ấy bệnh không vào rừng đốn củi được.
- Lệ làng cho phép mượn củi - ông A B’rek nói. Đó là cách dạy cho người phụ nữ biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, không hẹp hòi.
Bây giờ, đi qua những ngôi nhà có chất cẩn thận hai ba đống củi trước mái hiên, tôi biết ngay rằng nhà này có mấy người con gái. Đống củi càng to, chủ nhân của nó đã sắp bắt được chồng. Củi để dành bắt chồng bao giờ cũng để trước nhà cho cả làng biết sự cần cù, siêng năng của con gái mình.

Chúng tôi đi ngang một triền đồi, trên ấy trải rộng một mầu xanh của lúa. Thấp thoáng đây đó trong màn mưa lất phất, những bóng người dầm mưa dãi nắng trên nương. Ông A B’rek nói:
- Ngày ngày những chàng trai lên nương, ngoài công việc làm cỏ, trồng lúa, họ còn phải bắt chuột.
Mới nghe ông nói, tôi cứ ngỡ họ bắt chuột về nhậu nên nín thinh không thắc mắc, đến khi gặp một chàng trai trên tay xách xâu chuột bảy con, nghe già làng nói chuyện với anh ta, tôi mới vỡ lẽ.
- Mầy về nhà vợ mà thiếu chuột, tao không cho đâu. Cứ lo ăn nhậu hoài.
Chàng trai cười hớn hở phân bua:
- Ông ơi, còn tới hai con trăng nữa, tui đã có được 80 con rồi, tới ngày đó sẽ đủ thôi.
- Mầy không tính thời gian còn phải phơi khô nữa à" Ông A B’rek lớn tiếng - Mầy định cho cả làng nhậu chuột ươn trong ngày cưới à" - Rồi ông giới thiệu chàng trai với tôi - Thằng này được con Y B’naly gùi củi khi nãy cưới làm chồng, mà làm biếng quá, gùi chưa đan xong, chuột cũng chưa đủ.
Bấy giờ già làng A B’rek mới rành rọt đầu đuôi cho tôi biết:
- Ngày xưa, ông bà lên nương trồng lúa cực lắm, nhưng chưa kịp mang lúa về nhà thì đã bị lũ chuột đến phá, ăn hết. Nhằm mục đích diệt chuột, ông bà đặt ra tục lệ là con trai trước khi về nhà vợ phải nộp đúng 100 con chuột ra mắt nhà gái, làm mồi nhậu cho dân làng trong ngày cưới. Con gái thiếu củi thì cho phép mượn của bạn bè rồi trả sau. Còn con trai thiếu chuột thì không được mượn.
Cậu bé đang sấy chuột nói với già làng:
- Mấy ngày nay mưa quá, không phơi chuột được, con phải đốt lửa sấy khô, sợ nó ươn bỏ uổng.
Già làng gật đầu tỏ ý hài lòng bước đi, ông kể tiếp cho tôi nghe:
- Ngoài 100 con chuột, bên trai còn phải đan gùi với dệt thổ cẩm, nếu không dệt thì mua cùng với vòng bạc tặng cô dâu. Lễ vật này thay cho lời thề sẽ chung tình với vợ.
Khi tôi đến, đám cưới chồng của cô Y B’ruza đã tổ chức sang ngày thứ hai: lễ bắt rể. Trời đã tạnh mưa, mọi người tề tựu trước sân nhà, vây quanh những khúc củi bắt chồng của cô dâu chất ken nhau chuẩn bị đốt. Chàng rể trịnh trọng bưng chiếc mâm thau đựng 100 con chuột trình trước mặt dân làng. Cô dâu đến mời già làng châm lửa và nướng con chuột khô đầu tiên làm mồi nhậu. Kế đến, dân làng cùng lấy chuột khô của chú rể đựng trong mâm đem nướng, rượu cần cứ châm liên tục, hết ché này đến ché khác. Các chàng trai cô gái ăn mặc thật diện, múa hát bên nhau quên cả trời khuya. Già làng cho tôi biết:
- Đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng chúng tôi kéo dài 3 ngày. Ngày thứ nhất gọi là ra mắt dân làng, tổ chức tại nhà rông. Nhà gái lo đồ nhậu đãi khách. Dân làng mang rượu cần đến uống mừng cô dâu chú rể. Ngày thứ hai: lễ bắt rể, tổ chức tại nhà gái, chàng rể mang sang 100 con chuột, dùng củi bắt chồng của cô dâu đốt lên nướng chuột đãi bà con, sau đó chàng rể tặng cô dâu vòng bạc, gùi, vải thổ cẩm. Buổi tiệc này kéo dài cho tới gà gáy. Ngày thứ ba: lễ xuất giá, tổ chức tại nhà trai, cô dâu tặng chú rể chiếu, cây teo (dao) và mang số củi bắt chồng còn lại sang nhà trai. Tiệc tàn, chàng trai từ giã gia đình để về nhà vợ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.