Hôm nay,  

Trẻ Em Cô Nhi

16/01/200000:00:00(Xem: 5957)
Bạn thân,
Hôm nay kể cho bạn nghe một chuyện hết sức buồn trên nước mình: hiện tượng trẻ mồ côi, và cả trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi... Và ngay cả các nhân viên trong các trại mồ côi cũng có những nỗi đau riêng: không tìm được hạnh phúc gia đình cho mình. Báo Phụ Nữ ghi như sau.
Trở lại Trung tâm bảo trợ huấn nghệ cô nhi Biên Hoà - Đồng Nai (TTBTHN CN BH), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên thú vị. Vẫn ở trong gia đình Hướng Dương của “mẹ” Nguyễn Thị Duyên (sinh 1960), ba anh em Kẻng, Ết, Sớt đi ngủ sớm. Giấc ngủ trẻ thơ đến một cách hồn nhiên, các em đâu có hay rằng đó là đêm cuối cùng còn nằm trong căn nhà rách nát nhưng có cha mẹ.

Mờ sáng hôm sau, Kẻng giật mình thức giấc, thấy hai em nằm ngủ bên cạnh, xung quanh mênh mông rừng cao su. Hoảng hốt, Kẻng gọi các em dậy tìm lối về nhà, song các em càng đi càng lạc bởi cảnh vật lạ chưa từng đặt chân. Ba anh em ôn nhau khóc. Kẻng hơn 10 tuổi, đủ biết đau đớn tự hỏi: “Tại sao ba mẹ nỡ bỏ rơi anh em nó"”

Tìm Ngô Tùng Hiếu 15 tuổi và Ngô Quang Minh 13 tuổi, cha mẹ mắc bệnh hiểm nghèo qua đời, để lại các em côi cút không một người thân yêu nương tựa. Thế là vẫn chưa có một manh giấy tờ, các em vẫn được đưa về Trung tâm, hoà nhập gia đình thứ hai. Em Lý Băng Di, em Nguyễn Tấn Tài, em Điểu Thị Liễu... có em còn cha mất mẹ, có em còn mẹ mất cha, có em chẳng còn ai trên đời. TTBTHN CN BH thật sự là mái ấm gia đình thứ hai của các em, và mỗi “bà mẹ” như mẹ Thanh, mẹ Duyên, mẹ Nở, mẹ Bốn, mẹ Đào.. đã và đang hy sinh tuổi thanh xuân cũng như hạnh phúc riêng của mình để gắn bó với trẻ mồ côi, tái tập nơi chung tình thương mẫu tử!

Hiện nay TTBTHN CN BH chỉ tiếp nhận trẻ mồ côi từ 6 tuổi trở lên đến 16 tuổi. Ở tuổi này trẻ lần lượt phát triển mọi mặt, do đó vui buồn thất thường là điều không tránh khỏi. Có lần ba anh em Kẻng, Ết, Sớt nhớ mẹ cha, bỏ trốn khỏi Trung Tâm dắt nhau đi tìm đấng sinh thành đã bỏ rơi chúng. Mẹ Duyên (người trực tiếp nuôi dạy ba em) lo âu đến khóc, cùng với các em khác chạy bổ đi tìm khắp nơi. Tìm được rồi, chị Duyên khóc nhiều hơn. Chị nghĩ tại chị không chu đáo khiến trẻ không lưu luyến mến thương. Thực ra không phải vậy. Chính cháu Kẻng đã nói với chúng tôi: “Mẹ Duyên thương yêu con lắm, nhưng con muốn tìm gặp mẹ cha để hỏi vì sao cha mẹ bỏ anh em con"”


Rồi những khi trẻ đau yếu, các chị phải túc trực bên cạnh, cũng lo lắng, cũng mất ăn mất ngủ theo từng cơn ho, đau của trẻ như một người mẹ thực thụ. Chị Duyên ốm yếu không quá 40kg mà từng vác “con” leo mấy cầu thang trong một lần cấp cứu; thường xuyên “tạm trú” tại nhiều bệnh viện khi “các con” của chị phải nằm điều dưỡng.

Thanh cũng có hoàn cảnh mồ côi nên rất thương trẻ mồ côi. Tuy nhiên, người phụ nữ 38 tuổi này tâm sự bằng giọng buồn buồn: “Tôi yêu nghề nuôi dạy trẻ mồ côi tôi vui với niềm vui, nỗi buồn của con trẻ. Song, đôi lúc tôi cảm thấy buồn tủi nhiều lắm. Chị em vào đây, ai cũng chấp nhận lời cam kết trong vòng 5 năm không được lập gia đình (sắp tới đây là 10 năm). Năm, mười năm đối với người phụ nữ đủ để “mùa xuân” hương nồng đi qua không bao giờ trở lại. Tôi không tiếc nuối đời thanh xuân, không hối hận những gì mình chọn và làm. Nhưng tôi thật sự nản lòng khi trẻ tỏ ra bướng bỉnh, bất cần tình thương của tôi... ” Tâm sự điều này, tôi thấy mắt chị Thanh long lanh ngấn lệ. Nguyên nhân là có một số trẻ không hẳn mất cả cha mẹ, từ đó chúng coi thường tình thương của các bà mẹ có bổn phận phục dịch chúng (nhất là các trẻ ở độ tuổi 14-15-16). Các mẹ dạy dỗ bảo ban điều hay lẽ phải, vui chúng nghe, buồn không nghe, mọi hậu quả trách nhiệm các mẹ phải gánh chịu, thiếu điều phải khóc để xin chúng vâng lời cho. “Sao chị không bỏ nghề”, tôi hỏi và chị Thanh trả lời: “Tôi có mặt từ ngày Trung tâm được thành lập (năm 1993) nuôi dạy trẻ mồ côi trở thành cái nghiệp của tôi mất rồi. Tiền lương ư" ở đây lương giám đốc cũng không quá ba trăm ngàn đồng đâu. Có lẽ tôi mắc nợ với đám trẻ chăng" Tôi không muốn rời xa chúng, dù rằng có khi chúng rất bạc bẽo...”

Bạn thân,
Nhà báo ghi nhận thêm về các bà mẹ như sau: “Còn ngày sau của các bà mẹ tình nguyện đi nuôi dạy trẻ mồ côi" Những bà mẹ ở Trung tâm, người trẻ nhất cũng ngoài 30 tuổi, có người 50 tuổi vẫn còn độc thân. Thật không tế nhị nếu nói rằng ở tuổi này, các chị khó có cơ hội tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.