Hôm nay,  

Quán Cơm "tù" Dọc Quốc Lộ

02/06/199900:00:00(Xem: 8676)
Bạn,
Theo báo trong nước, từ nhiều năm nay, hành khách đi xe đò tuyến Bắc Nam qua các tỉnh duyên hải miền Trung từ Đà Nẵng vào tới Bình Thuận hoặc lên Gia Lai luôn bị một nỗi ám ảnh kinh hoàng: tỉnh nào cũng có các quán cơm mà báo trong nước gọi là quán cơm "tù". Mỗi khi xe đò dừng lại các khu vực có quán cơm để hành khách nghỉ ngơi và ăn uống, thay vì để cho hành khách được chọn lựa quán để nghỉ chân, thì các chủ quán đã tìm cách ép buộc khách bằng cách huy động một số đàn em vây khách vào quán, sau đó dùng rào gai và bạo lực để bắt khách hàng phải ăn uống ở quán mình với giá cắt cổ. Hiện trạng này được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:
Tại các quán cơm "tù", khách bị "chém" vô tội vạ: bún bò loãng tọet 10.000-12.000đ/tô, cơm đĩa 20.000-25.000 đồng/đĩa, một thau nước rửa mặt 3000đồng... Không những thế, chúng còn thẳng tay trấn áp, đâm chém tàn bạo những người dám lên tiếng phản đối. Quán cơm Mười Thu- chủ quán là bà Đoàn Thị Mười (53 tuổi)- ở thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, đã nhiều lần được xã nhắc nhở, phạt hành chính vì trấn áp khách hàng, nhưng vẫn chứng nào tật ấy. Mới đây, lúc 7 giờ tối, một xe khách dừng trước quán Mười Thu, bà Mười lập tức sai đàn em kéo hàng rào chốt hành khách lại. Có 3 hành khách đi sang quán bên cạnh bị 6 tên côn đồ ở quán Mười Thu kéo sang gây sự và đánh đập. Nhiều người bán hàng rong ở địa phương can ngăn, trong đó có chị Hồng, khi xe khách chạy rồi, bị bọn côn đồ quán Mười Thu gây sự, chửi bới. Anh Phương, chồng chị Hồng và anh Hiếu, cũng người thôn Cổ Mã ra can, bọn du côn quán Mười Thu đã dùng dao chém anh Phương bị thương, rồi chúng tràn sang nhà anh Hiếu đạp phá đồ đạc trong nhà. Với kiểu kinh doanh độc ác như thế, bà Đoàn Thị Mười bị rút giấy phép, đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn và phạt tiền 200.000 đồng. Ngoài ra, gần đây, huyện Vạn Ninh mới rút giấy phép kinh doanh của quán cơm Nam Bắc (cũng ở xã Vạn Thọ), quán cơm Miền Đông (ở xã Vạn Thắng) nằm cạnh quốc lộ 1A vì những hành vi kinh doanh côn đồ như vậy.

Gần đây, quán cơm Ngọc Quý (Xuân Thiều, Hòa Khánh, Đà Nẵng) cũng có những hành vi dã man đối với khách đi đường. Chập tối hôm đó, chiếc xe khách Nghệ An trên đường vào Nam, sau khi vượt đèo Hải Vân ghé quán nghỉ cho khách ăn cơm. Chủ quán cho đàn em kéo những tấm sắt, rào quây "nhốt khách". Trong số hành khách có một thanh niên thấy giá cơm cao quá lên tiếng phản đối gay gắt, tuy vậy khi ăn xong vẫn trả tiền. Chỉ thế thôi, chủ quán Võ Đình Thuận đã sai em ruột của mình là Võ Đình Cát lấy chai bia đập mạnh vào đầu khách. Cú đập này đã làm người thanh niên gục xuống và tắt thở trên đường đi cấp cứu. Người thanh niên xấu số chết một cách oan nghiệt đó là Võ Hoàng Định, 21 tuổi, quê ở Quảng Bình. Sự vụ đang được cơ quan chức năng thụ lý. Xin nói thêm, ở khu vực Xuân Thiều, Hòa Khánh không chỉ có quán cơm độc ác Ngọc Quý mà còn một số quán khác vẫn tồn tại với cách kinh doanh... côn đồ tương tự.
Bạn,
Không chỉ có Khánh Hòa, Đà Nẵng mới có những quán cơm như thế, tại các tỉnh khác như Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Bình... cũng đã có những quán cơm "tiếp thị" khách bằng những hình thức bạo lực, và công an CSVN địa phương cũng phải chào thua!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình dành cho hộ nghèo, hộ khó khăn đã được giải ngân cho cán bộ UBND xã Hội Sơn (Anh Sơn, Nghệ An).
Ông là cán bộ Văn Phòng Chính phủ, đã nghỉ hưu, nguyên Thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng (thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải),
Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, nay là thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Dân trồng mía Quảng Ngãi thê thảm: Chưa năm nào người trồng mía ở Quảng Ngãi lại khổ sở trước cảnh thiếu nhân công thu hoạch mía như năm nay.
Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào 19 giờ 15 phút ngày 5/5 tại khu nhà xưởng tạm tại ngã ba Tam Trinh - Pháp Vân, quận Hoàng Mai, Hà Nội; thiêu rụi một lượng lớn điều hòa và máy móc trong khu nhà xưởng này.
Báo Tuổi Trẻ kể rằng ông Võ Đình Tâm - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định cho biết đơn vị này nhận được 10 đơn phản ánh
Cán bộ lúc nào cũng mưu tính chuyện đốt tiền... vì thế nào cũng có những cục tiền được nhét vào gầm bàn. Đó là hoàn cảnh chung của quốc doanh.
Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, bạn đã làm gì? Mỗi hoàn cảnh, một khác nhau, và với những suy nghĩ dị biệt nhau.
Báo Dân Trí cho biết sau tỉnh An Giang, là tỉnh Đồng Tháp: UBND tỉnh Đồng Tháp công bố tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, đoạn thuộc ấp Bình Hòa (xã Bình Thành, huyện Thanh Bình).
Mẹ và quê hương là hai chủ đề trở đi, trở lại trong thơ Trần Trung Đạo. Nhưng không có gì trở thành quen thuộc trong thơ họ Trần. Tất cả đều tươi mới, đều là những cảm xúc trôi chảy tự nhiên,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.