Hôm nay,  

Chuyện Ở Trường Dân Lập

8/27/199900:00:00(View: 5882)
Bạn,
Để giải quyết tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, năm 1991, bộ Giáo dục CSVN đã buộc phải ban hành quy chế thành lập loại hình trường dân lập với những ràng buộc khắt khe: mở trường dân lập phải do một tổ chức đứng tên và cũng là đơn vị chủ quản của trường. Chính từ điều kiện này, những người bỏ vốn đầu tư muốn hợp thức hóa việc mở trường dân lập phải tốn công sức tiền của để tìm ra một tổ chức, một hội đoàn nào đó, đứng tên chủ quản mình. Theo thỏa thuận ngầm, hàng tháng người bỏ vốn mở trường đầu tư phải đóng hụi chết từ 2% đến 3% trên tổng doanh thu của trường. Với giao ước đó, các tổ chức, hội đoàn chủ quản khoán trắng công việc điều hành giáo vụ cho hiệu trưởng trường, miễn sao đến cuối tháng chủ trường nộp đủ khoản tiền “nghĩa vụ phần trăm” là được. Trong tiến trình hoạt động, tất cả các trường dân lập đều phải tự xoay xở như ghi nhận sau đây của báo Sài Gòn.
Hiện các cơ quan chủ quản của trên 40 trường phổ thông dân lập ở Sài Gòn hết sức đa dạng, từ tổ chức kinh tế, hội khoa học đến đoàn thể v.v... và hầu hết như chẳng bao giờ quan tâm đến hoạt động của trường. Hiệu trưởng trường Đ cho biết, trường hoạt động gần chục năm nhưng cơ quan chủ quản chẳng bao giờ ngó xem trường hoạt động ra sao, dù mỗi tháng vẫn nhận đều đều 2% trên doanh thu của trường, tương đương 20 triệu đồng/tháng. Đây không phải là một trường hợp cá biệt, mà là chuyện đương nhiên các trường dân lập phải thực hiện. Thậm chí nhiều trường dân lập hoạt động ì ạch, không chiêu sinh được vẫn phải làm nghĩa vụ “phần trăm” với cơ quan chủ quản để được yên thân hoạt động. Đã vậy có trường hợp như trường H. đang hoạt động bỗng cơ quan chủ quản xin rút, phòng Giáo dục quận phải chạy tìm giúp đối tác chủ quản khác. Trường T còn khốn khổ hơn vì hiệu trưởng là “họ hàng” với cơ quan chủ quản. Trong quá trình làm việc, hiệu trưởng bất đồng với chủ đầu tư bèn “bỏ nhỏ” với cơ quan chủ quản và cơ quan này (dù không tham gia hoạt động nào với nhà trường) đã đề nghị phòng Giáo dục quận giải thể trường cho bõ ghét. May mà phòng Giáo dục quận đã giải quyết sự việc trên tinh thần vì mấy trăm học sinh đang học tại trường, nhưng phải mất nhiều thời gian công sức cho việc này.

Về chuyện người bỏ vốn, ai cũng hiểu rằng trường dân lập là do chủ đầu tư (một hoặc nhiều người) bỏ vốn thành lập. Nhiều trường chỉ riêng vốn cơ sở vật chất đã lên đến hàng chục tỷ đồng, nhưng trong quy chế hoạt động chẳng hề có một dòng nào dành cho người bỏ vốn. Lạ lùng hơn là trong quy chế có quy định rõ ràng về việc thành lập hội đồng quản trị, nào là: đại diện tổ chức mở trường, đại diện hội cha mẹ học sinh, hiệu trưởng; đặc biệt là ghi rất rõ đại diện tổ chức mở trường là chủ tịch hội đồng quản trị, và hiệu trưởng làm phó chủ tịch! Còn người bỏ vốn, nhân vật quan trọng nhất, lại bị bỏ quên một cách hết sức tự nhiên. Tại nhiều trường dân lập, đến kỳ họp hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị lại cứ luôn luôn vắng mặt. Điều động cuộc họp cũng chẳng phải hiệu trưởng, mà lại là chủ đầu tư. Nhiều chủ đầu tư đã tâm sự: Bây giờ chúng ta sống và làm theo pháp luật, mà quy chế cứ khép khép mở mở kiểu này chỉ làm khổ chúng tôi. Hoạt động kiểu này vô hình chung người thực lại vô danh, người có danh lại vô thực.
Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn, hiện nay, có nhiều trường dân lập đã “mượn” tên một người nào đó hội đủ điều kiện về văn bằng và quy định về giáo vụ để làm hiệu trưởng cho trường mình. Trên thực tế, những vị hiệu trưởng ấy hoàn toàn không làm việc, dù vẫn có lương, việc điều hành trường do người bỏ vốn lo từ A đến Z!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.