Hôm nay,  

Chuyện Ở Trường Dân Lập

27/08/199900:00:00(Xem: 5488)
Bạn,
Để giải quyết tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, năm 1991, bộ Giáo dục CSVN đã buộc phải ban hành quy chế thành lập loại hình trường dân lập với những ràng buộc khắt khe: mở trường dân lập phải do một tổ chức đứng tên và cũng là đơn vị chủ quản của trường. Chính từ điều kiện này, những người bỏ vốn đầu tư muốn hợp thức hóa việc mở trường dân lập phải tốn công sức tiền của để tìm ra một tổ chức, một hội đoàn nào đó, đứng tên chủ quản mình. Theo thỏa thuận ngầm, hàng tháng người bỏ vốn mở trường đầu tư phải đóng hụi chết từ 2% đến 3% trên tổng doanh thu của trường. Với giao ước đó, các tổ chức, hội đoàn chủ quản khoán trắng công việc điều hành giáo vụ cho hiệu trưởng trường, miễn sao đến cuối tháng chủ trường nộp đủ khoản tiền “nghĩa vụ phần trăm” là được. Trong tiến trình hoạt động, tất cả các trường dân lập đều phải tự xoay xở như ghi nhận sau đây của báo Sài Gòn.
Hiện các cơ quan chủ quản của trên 40 trường phổ thông dân lập ở Sài Gòn hết sức đa dạng, từ tổ chức kinh tế, hội khoa học đến đoàn thể v.v... và hầu hết như chẳng bao giờ quan tâm đến hoạt động của trường. Hiệu trưởng trường Đ cho biết, trường hoạt động gần chục năm nhưng cơ quan chủ quản chẳng bao giờ ngó xem trường hoạt động ra sao, dù mỗi tháng vẫn nhận đều đều 2% trên doanh thu của trường, tương đương 20 triệu đồng/tháng. Đây không phải là một trường hợp cá biệt, mà là chuyện đương nhiên các trường dân lập phải thực hiện. Thậm chí nhiều trường dân lập hoạt động ì ạch, không chiêu sinh được vẫn phải làm nghĩa vụ “phần trăm” với cơ quan chủ quản để được yên thân hoạt động. Đã vậy có trường hợp như trường H. đang hoạt động bỗng cơ quan chủ quản xin rút, phòng Giáo dục quận phải chạy tìm giúp đối tác chủ quản khác. Trường T còn khốn khổ hơn vì hiệu trưởng là “họ hàng” với cơ quan chủ quản. Trong quá trình làm việc, hiệu trưởng bất đồng với chủ đầu tư bèn “bỏ nhỏ” với cơ quan chủ quản và cơ quan này (dù không tham gia hoạt động nào với nhà trường) đã đề nghị phòng Giáo dục quận giải thể trường cho bõ ghét. May mà phòng Giáo dục quận đã giải quyết sự việc trên tinh thần vì mấy trăm học sinh đang học tại trường, nhưng phải mất nhiều thời gian công sức cho việc này.

Về chuyện người bỏ vốn, ai cũng hiểu rằng trường dân lập là do chủ đầu tư (một hoặc nhiều người) bỏ vốn thành lập. Nhiều trường chỉ riêng vốn cơ sở vật chất đã lên đến hàng chục tỷ đồng, nhưng trong quy chế hoạt động chẳng hề có một dòng nào dành cho người bỏ vốn. Lạ lùng hơn là trong quy chế có quy định rõ ràng về việc thành lập hội đồng quản trị, nào là: đại diện tổ chức mở trường, đại diện hội cha mẹ học sinh, hiệu trưởng; đặc biệt là ghi rất rõ đại diện tổ chức mở trường là chủ tịch hội đồng quản trị, và hiệu trưởng làm phó chủ tịch! Còn người bỏ vốn, nhân vật quan trọng nhất, lại bị bỏ quên một cách hết sức tự nhiên. Tại nhiều trường dân lập, đến kỳ họp hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị lại cứ luôn luôn vắng mặt. Điều động cuộc họp cũng chẳng phải hiệu trưởng, mà lại là chủ đầu tư. Nhiều chủ đầu tư đã tâm sự: Bây giờ chúng ta sống và làm theo pháp luật, mà quy chế cứ khép khép mở mở kiểu này chỉ làm khổ chúng tôi. Hoạt động kiểu này vô hình chung người thực lại vô danh, người có danh lại vô thực.
Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn, hiện nay, có nhiều trường dân lập đã “mượn” tên một người nào đó hội đủ điều kiện về văn bằng và quy định về giáo vụ để làm hiệu trưởng cho trường mình. Trên thực tế, những vị hiệu trưởng ấy hoàn toàn không làm việc, dù vẫn có lương, việc điều hành trường do người bỏ vốn lo từ A đến Z!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.