Hôm nay,  

Rượu Cần “oâm”

27/04/199900:00:00(Xem: 14463)
Bạn,
Trong các lá thư trước, chúng tôi đã có dịp đề cập đến một số hoạt động dịch vụ được diễn họa bằng động từ “ôm”: bia ôm, cà phê ôm, karaoke ôm, câu cá ôm... Nhân vật trung tâm trong các dịch vụ này là các nữ tiếp viên. Tùy theo quy lệ riêng của nhà hàng, quán mà dịch vụ ôm được “tiến hành” ở những mức độ khác nhau. Hoạt động “ôm” đã từ Sài Gòn lan rộng ra miền Trung, xuống miền Tây, lên Cao nguyên, trong đó Đà Lạt, Ban Mê Thuột là những địa bàn trọng điểm. Riêng tại Đà Lạt, trong thời gian vừa qua đã hình thành một dịch vụ kinh doanh mới, vừa thể hiện tính địa phương vừa “cập nhật hóa nhu cầu” của con người thời kinh tế thị trường, đó là các quán rượu cần ôm.
Như chúng ta đã biết rượu cần là một loại rượu được dùng trong các lễ hội đặc biệt của người Thượng, thế nhưng trong hơn một năm qua, loại rượu này đã trở thành “thực đơn đặc biệt” của nhiều quán ở Đàlạt như ghi nhận sau đây của báo trong nước:
Rượu cần - một loại thức uống có chất men đặc biệt không giống bất kỳ loại rượu nào - vốn là sản phẩm văn hoá tinh thần lâu đời và đặc sắc của các dân tộc người thiểu số ở vùng núi phía Bắc và cao nguyên miền Trung Việt Nam. Điều đặc biệt là, rượu cần không phải là thức uống để giải sầu mà chủ yếu dùng trong các dịp lễ hội, tiếp khách quý v.v... Đối với uống bia, rượu thông thường, “luật chơi” quy định đơn vị tính bằng lon, ly, cốc... riêng rượu cần có đơn vị tính rất đặc biệt: một chiếc sừng trâu! Trong suốt buổi tiệc, chủ lễ cầm chiếc sừng rỗng ấy múc đầy nước suối đổ từ từ vào choé trong lúc người uống phải hút sao cho rượu rút xuống ngang bằng mép nước của thanh tre ngáng qua miệng choé. Cứ thế, chủ và khách quây quần bên choé rượu, lần lượt xoay tua và đương nhiên mỗi người đều phải làm tròn “nghĩa vụ và quyền lợi” một sừng!

Với những người lần đầu tiên thưởng thức rượu cần, hẳn sẽ phần nào ngạc nhiên bởi mọi người chỉ uống khan chứ không có... mồi. Tuy nhiên, vài mươi phút sau, đắm mình trong tiếng chiêng, tiếng cuồng huyễn hoặc, trong những vũ điệu hoang dại và quyến rũ của các sơn nữ sẽ cảm nhận: dường như uống rượu cần là uống suông để tâm hồn và thể xác thanh thoát mà thưởng trăng, ngắm sao; mà rạo rực theo từng vũ điệu đắm say, uyển chuyển của các thiếu nữ; khắc khoải với những giai điệu trầm buồn, sâu lắng, những ca từ huyễn hoặc, đặc trưng của các ca khúc Êđê, Bana, K’ho... dưới chân dãy Trường Sơn Nam.
Trong vài năm lại đây, tại Đà Lạt xuất hiện không ít quán rượu cần với những cái tên nghe rất Tây... Nguyên, còn kiểu dáng cũng tương tự nhà rông nhưng bé như chòi canh lúa, ẩn khuất bên sườn đồi. Giữa chòi cũng đặt một choé rượu cần, tuy nhiên, tiếng cồng chiêng trầm bổng được thay bằng những bản nhạc rên rỉ, ánh lửa bập bùng được “cách tân” thành những bóng đèn xanh đỏ nhấp nháy. Còn thực khách ngồi xung quanh choé rượu trên những chiếc gối bông xỉn màu và được các tiếp viên phục vụ tận tình: lau mặt, tiếp rượu...
Bạn,
Theo những người sành điệu, rượu ở những nơi này không phải là rượu cần thật mà có pha thêm rượu đế ("), do đó, thông thường phải “chữa cháy” bằng bia ngoại, thịt rừng. Và những “em gái Tây Nguyên” kể trên, phần lớn sinh trưởng tại Sài Gòn, Đồng Nai, Sông Bé... đóng vai “nồng nàn tiếp thị” trong các màn rượu cần ôm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.