Hôm nay,  

Chợ Bán Điện Tử Cũ

14/05/199900:00:00(Xem: 10548)
Bạn,
Theo tài liệu của ngành Quản lý thị trường CSVN, trong hơn ba năm qua qua, thị trường buôn bán hàng điện tử cũ đã lan rộng khắp tại phía Bắc. Những năm trước, Tây Ninh, Long An là trung tâm "tập kết" loại hàng này từ biên giới Việt-Căm Bốt nhập lậu vào, và một số khu vực ngoại thành Sài Gòn trở thành địa điểm trung gian phân phối hàng ra các tỉnh phía Bắc. Nhưng từ 1997 đến nay, một số địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An là những khu "tập kết" hàng điện tử cũ (second hand) lớn ở miền Bắc. Sau này, khi hoạt động buôn lậu ở Nghệ An nổi lên thì Cửa Lò là trung tâm số 1. Dù ở Sài Gòn, miền Trung hay phía Bắc, hoạt động kinh doanh đồ điện tử cũ luôn sôi động, nhất là tại Hải Phòng, như nội dung bài ký sự sau đây trích từ báo Sài Gòn:
Đồ điện tử cũ hay còn gọi là hàng nội địa, hàng bãi, "hàng cáy" bao gồm: tivi màu, đầu video, dàn CD, đài cát xét cũ của Nhật Bản đã qua sử dụng, chủ yếu là nhập lậu từ Nhật Bản và đặc biệt nhiều từ Trung Quốc. Trước đây, nguồn hàng này thâm nhập vào thị trường hủ yếu thông qua đường biển từ những tàu buôn viễn dương, tàu đánh cá. Gần đây, trước sự kiểm soát gắt gao của các lực lượng chống buôn lậu trên biển nên bọn buôn lậu mặt hàng này đã chuyển sang đi theo đường bộ, Trung Quốc là xuất phát điểm. Đồ điện tử cũ từ bên kia biên giới được các cửu vạn "cõng" sang Móng Cái theo nhiều ngả đường, vượt qua trạm kiểm soát liên ngành km15 và sau đó chuyển về Hải Phòng trên những chuyến xe tải, xe khách liên tỉnh.

Vào khoảng 8 giờ sáng, khi chợ Sắt vừa mở cửa thì cùng đó, cả chợ tràn ngập những tiếng băng nhạc, vô tuyến ầm ĩ phát ra từ tầng một, nơi tụ tập vài chục gian hàng điện tử cũ. Đóng vai khách mua hàng, chúng tôi bước vào một quầy, bà chủ béo tốt, tay phất phẩy chiếc quạt giấy đon đả: "Cứ xem, cứ thử thoải mái đi em ạ! Mấy "con này" chất tàu mới về đấy. Chị đảm bảo hàng xịn đồng bộ cả loa luôn". "Giá thế cả nào"" - Chúng tôi hỏi. "Con Aiwa hai triệu mốt, Denon hai triệu hai, còn Panasonic năm triệu". Giả bộ ngờ nghệch nhìn ngó, xem xét một lát, chúng tôi hỏi tiếp: "Sao hàng này cũng là ngoại nhập mà không thấy dán tem"" Bà chủ đáp tức thì: "Thế chú mua tem hay mua hàng"" Điều đặc biệt là ở đây tất cả đều không có lấy một chiếc nào được dán tem. Khách mua, khách xem hàng có thể thử, điều chỉnh, kiểm tra đầu từ, bóng hình, chất máy xem đã bị "làm lại" chưa. Hết "con" nọ đến "con" kia một cách thoải mái, từ quầy này sang quầy khác mà các ông bà chủ vẫn tận tình niềm nở mời chào, không hề có một chút khó chịu nào. Bên cạnh đó, các tay thợ lành nghề cũng đang trổ tài hoạt động liên tục, chọc ngoáy, mổ xẻ, chuyển mã những "con hàng" mới được đem về. Chỉ qua tay thợ một lúc, những thiết bị âm thanh nghe nhìn cũ này lại bắt đầu "chạy phe phé", trông bắt mắt khách hàng hơn. Chính từ trung tâm này, "hàng cáy" lại được đem đi về tận những chốn quê, sang cả những tỉnh bạn thông qua đội quân xe ôm lúc nào cũng túc trực bên cạnh.
Bạn,
Khi được hỏi về sự tồn tại của hàng điện tử cũ ở ngôi chợ nói trên, một quan chức đứng đầu chi cục Quản lý thị trường địa phương đã than là các toán kiểm tra cũng chào thua. Viên chức này nói: các quầy hàng trong chợ đều đăng ký là sửa chữa đồ điện tử chứ không phải là kinh doanh mua bán mặt hàng này. Các chủ hộ tìm mọi cách để đối phó lại khi lực lượng chức năng kiểm tra như: lập bảng kê khai hàng và nói rằng hàng đó là do khách gửi sửa chữa và như thế thì lực lượng kiểm tra đành chịu bó tay mà thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.