Hôm nay,  

Xích Lô Ở Huế

11/02/200600:00:00(Xem: 5978)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, xích lô ở Huế có những đặc trưng khác với xích lô tại một số thành phố của VN. Một nhà nghiên cứu về Huế nhận xét rằng: "Xích lô Huế vừa phải, chừng mực, không cao quá để bị gió lật, không thấp quá để chẳng thấy lấp lánh dòng sông, không rộng quá để đôi lứa lắc đầu, không hẹp quá để ngại ngùng ai đó. Biết phận mình, xích lô Huế từ hình dáng cho đến màu sắc không loè loẹt, không gò gẫm cố học làm sang. Mấy năm gần đây, chủ nhân axích lô như muốn khoe một chút tâm Huế u hoài đã sơn xe màu hoàng hôn tím". Báo Lao Động viết về xích lô Huế như sau.

Xích lô có mặt tại Huế khoảng cuối thế kỷ 19 và đối tượng phục vụ ban đầu là tầng lớp quý tộc. Khi xích lô đã trở nên phổ thông hơn một chút, thì đối tượng chính là các "cậu ấm", "cô chiêu" được gia đình thuê tháng (cho dễ quản lý) để đưa đón ngày hai buổi đến trường. Tiếp đến là phục vụ các quý bà, quý cô đi lại, chợ búa... Bây giờ, xích lô Huế phần lớn chỉ phục vụ cho việc đi lại của khách du lịch và một bộ phận nhỏ người dân.

Không ở đâu những vòng quay chầm chậm của xích lô lại "duyên" và gợi được nhiều điều như ở đường phố Huế. Những chiều mùa hạ, những sớm đầu thu, nếu làm một cuốc xích lô qua cầu Trường Tiền, dạo quanh những cung đường đền đài rêu phong, dù là người bản xứ cũng cảm thấy lòng lạ lẫm, nôn nao, bồi hồi như đi xa lâu ngày mới trở về. Những ngày mưa dài lê thê, dù có lòng gỗ đá cũng thấy xót xa, tâm trạng khi nhìn chiếc xích lô vì mưu sinh mà lầm lũi trong mưa gió.

Cứ mỗi lần nghe ai đó nhắc tới xích lô Huế, phóng viên lại nhớ "Phương xích lô", thi sĩ sống bằng nghề đạp xích lô đã quá cố mà chắc chắn sẽ để lại một "ấn tượng khó quên" đối với ai đã gặp bằng lối sống và những câu thơ hào sảng, bồng bềnh kiểu như: "Vắng khách đôi khi về chở gió/Không tiền không bạc vẫn cười vang/Dừng lại bên cầu nghe nước chảy/ Chợt thấy mình giọt nước Hương Giang". "Phương xích lô" mất bên dòng Thạch Hãn ở Quảng Trị cách đây 3 năm. Với xích lô Huế, ở một phương diện nào đó, đây là một "mất mát không thể nào bù đắp được" bởi trong giới hành nghề xíchlô, "Phương xích lô" là một hiện tượng đặc biệt, là "dị nhân", là một "tài sản" riêng có của Hue.

Bạn,

Cũng theo báo LĐ, thành phố Huế hiện tại có đến 595 người hành nghề xích lô đang sinh hoạt trong các nghiệp đoàn xíchlô, xe thồ Đông Ba, xích lô du lịch, xích lô xe thồ bến xe phía nam và ga Huế, do Liên đoàn Lao động thành phố Huế quản lý. Ngoài ra, còn có khoảng 2,000- 2,500 người hành nghề xích lô tự do.. Phần lớn những người hành nghề xích lô ở Huế hiện nay là lao động nghèo, mua chiếc xích lô chở khách kiếm sống qua ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.