Hôm nay,  

Khi Nông Dân Đòi Lại Đất

24/10/200000:00:00(Xem: 4997)
Bạn,
Như VB đã loan tin, thượng tuần tháng 10/2000 vừa qua, đoàn công tác của chính phủ CSVN công tác tại Bến Tre đã nhận đơn khiếu kiện của hàng trăm gia đình nông dân thuộc các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày tỉnh Bến Tre xin đòi lại đất đã bị đưa vào các tập đoàn sản xuất, mô hình của sản xuất tập thể mà CSVN áp dụng tại Việt Nam trước thập niên 90. Mời bạn nghe câu chuyện nông dân đòi lại đất theo tường thuật của phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Nguyên cả buổi sáng vẫn không đủ để 600 người dân Bến Tre khiếu kiện đòi lại đất đã đưa vào tập đoàn sản xuất trình bày hết những bức xúc của mình tại tại hội trường của tỉnh, trước phái đoàn công tác liên ngành của chính phủ do bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc làm trưởng đoàn. Sau lời mở đầu của vị bộ trưởng, nông dân Phan Văn Hiện, 73 tuổi, ở xã An Hiệp, Ba Tri, với vẻ ngần ngại, đã trình bày hàng loạt vấn đề mà theo ông là hết sức bức xúc vì nông dân đã đưa đất vào tập đoàn thì bị người khác bao chiếm hết. Ông Võ Ngọc Trạc cũng ở Ba Tri nói một số cán bộ có chức có quyền thừa cơ hội bao chiếm nhiều đất rồi đem bán, trong khi người chấp hành chủ trương đưa đất vào tập đoàn thì không đủ đất để sinh sống.

Ông Phạm Văn Tiến ở ấp 5, xã Tân Xuân, Ba Tri, nêu những bất hợp lý ở chỗ cán bộ giành hết đất tốt không làm mà đem bán, hoặc chủ trương cao bằng phi lý ở chỗ có những người không phải hộ nông dân, làm nghề buôn bán hay tiểu thủ công nghiệp cũng được cấp đất và đem bán hoặc cho mướn lại để hưởng lợi từ 600 ngàn đồng hay 1 triệu đồng/ 1 năm. Theo bà Phạm Thị Cúc ở ấp 3, xã Ngãi Trung, Ba Tri, đất còn được cấp cho những người không có mặt ở địa phương. Bà cho rằng mười hai năm qua chính quyền làm sai mà không chịu sửa, đảng viên cán bộ bao chiếm nhiều ruộng đất nhưng cứ để tồn tại mãi cho đến ngày nay.

Gần 20 ý kiến tiếp theo của người dân huyện Giồng Trôm, cũng bức xúc tương tự như trên nhưng có phần căng thẳng hơn. Ông Trần Văn Tươi tự giới thiệu là cán bộ hưu trí, nói rằng trước đây ông vận động, khuyến khích gia đình đưa đất vào tập đoàn, sau đó nhận khoán lại theo hình thức nhân khẩu. Bây giờ chủ đất cũ đòi lại, chính quyền giải quyết, ông không chịu, bị cưỡng chế, cuối cùng trắng tay không còn cục đất chọi chim. Ông cho rằng hầu hết đất xã lấy chia cho cán bộ nhiều lắm như là bà Khôi, nguyên là ủy viên ủy ban xã.

Bà Võ Thị Tiết cũng tố cáo ông Đinh Văn Nở có người nhà làm công an trên huyện, anh bà đòi lại nhà đất đã bị bắt tù hai tháng, làm đơn kiện thì xã chỉ lên huyện, huyện chỉ về xã. Nhiều ý kiến khác cũng tố cáo đích danh một số cán bộ xã, nổi bật là xã An Ngãi Tây.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, khi giải trình những ý kiến của người dân, viên chủ tịch huyện Giồng Trôm là Nguyễn Thanh Liêm biện minh rằng đã cố gắng giải quyết nhưng chưa có chủ trương nên việc nhiều trường hợp không giải quyết được. Khi viên bộ trưởng Tư pháp, trưởng đoàn công tác, hỏi về tình trạng cán bộ bao chiếm ruộng đất, chủ tịch huyện cho biết có khoảng 5-6 trường hợp. Thế nhưng sau khi nghe thêm ý kiến của người dân tố cáo viên chủ tịch xã tên là Triệu và một nguyên chủ tịch xã tên là Tâm, thì viên chủ tịch huyện lại thừa nhận có khoảng 12 trường hợp cán bộ có nhiều ruộng đất bị dân khiếu nại. Cuối cùng viên bộ trưởng chỉ biết ghi nhận vì không giải quyết tại chỗ được, hứa là tuần sau mới gặp để thông báo nhận định của đoàn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sân trường không an toàn tí nào... Lớp học cũng không an toàn... Thậm chí, văn phòng Hiệu trưởng cũng không an toàn.
Vậy là tràn dầu… Chắc là khi rút ruột đã gặp bất ngờ… Báo Môi Trường & Cuộc Sống kể: Trả lời PV VTC News vào tối 18/12, ông Vũ Đức Kính – Phó chủ tịch UBND TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) cho biết: “Bước đầu chúng tôi xác định được vào ngày 14/12 xảy ra sự cố tràn dầu, khoảng 3.000 lít dầu tại bể thu gom dầu thừa của cây xăng quân đội nằm sát Cảng Lễ Môn, Khu công nghiệp Lễ Môn, thuộc phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa bị nước mưa làm chảy tràn ra khu vực dân sinh.
Vậy là vô địch bóng đá... Hóa ra, Việt Nam bây giờ lên cơn sốt chủ yếu là do: Hoa hậu và bóng đá.
Thê thảm là ô nhiễm môi trường... Đây là những cái chết chậm. Báo Tuổi Trẻ kể: từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.SG cho hay trung bình một người phụ nữ Việt "gánh" trên mình gần 6 ký bụi ô nhiễm mỗi năm.
Vậy là lương tôi thiểu tăng... cũng không bao nhiêu. Nhưng vẫn rất cần. Báo Thanh Niên kể: Từ ngày 1.1.2019, lương tối thiểu tăng lên 4,18 triệu đồng/tháng... Mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.
Hai ông Thứ trưởng Bộ Công An ra tòa... Báo Dân Việt kể: Ngày 14/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can Trần Việt Tân, nguyên Tổng cục trưởng và ông Bùi Văn Thành, nguyên Cục trưởng Bộ Công an về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hai bị can bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cô giáo ỷ thế gần mặt trời Hà Nội mắng học trò, mắng cả gia đình học trò... bị kỷ luật. Báo Giao Thông kể: Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa, Hà Nội, đã cảnh cáo, chuyển trường "giáo viên đuổi học học sinh vì... bố làm thợ xây, mẹ bán hàng".
Vậy là huề... đành phải chờ đá trận chung kết lượt về ở Hà Nội. Giải thi đấu bóng đá AFF Cup 2018 trận Chung kết lượt đi tại Malaysia ngày 11/12/2018 có kết quả: Hai đội tuyển Malaysia -- Việt Nam huề 2-2.
Mưa lũ quá lớn… Chết, bị thương, nhà ngập nước, xa lộ hư hỏng, xe cộ rỉ sét… Bản tin VOV kể: Mưa lũ ở miền Trung làm 6 người chết, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập. Mưa lũ khiến hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ quân khu 5 cùng lực lượng quân đội, công an địa phương giúp người dân.
Sau Sài Gòn ngập, là tới Nha Trang… và bây giờ là Đà Nẵng ngập nước. Y hệt như ca khúc gì có câu: trời làm cơn lụt mỗi năm. Bây giờ thêm cơ cấu hạ tầng thoát nước yếu kém nữa, là tăng phần bi thảm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.