Hôm nay,  

Đại Học Dân Lập

30/04/199900:00:00(Xem: 14910)
Bạn,
Trong hơn 3 năm qua, do tình trạnh thiếu trường, bộ Giáo dục CSVN đã cho phép một số tổ chức, hội đoàn, giáo chức đại học thành lập các đại học nằm ngoài hệ thống trường công và bán công, những trường này được khoác một cái tên rất “dân vận”: đại học dân lập thay vì gọi là đại học tư thục. Do thiếu tài chánh và các điều kiện giảng dạy, hầu hết các trường đều thuê mướn cơ sở. Theo ghi nhận của viên vụ trưởng vụ Đại học CSVN thì các cơ sở này phần lớn không phù hợp với sự phối trí giảng dạy đại học, lại còn bị phân tán ở nhiều điểm, chưa kể các phương tiện học tập khác cũng rất thiếu thốn, như thư viện thì nhỏ bé, nghèo nàn, không đủ giáo trình cho sinh viên tham khảo. Mới đây, trong một cuộc hội thảo về hệ thống đại học dân lập, các hiệu trưởng đều than: tìm cơ sở để thuê mướn còn khó hơn là tìm thầy. Giáo sư thạc sĩ Y Khoa Ngô Gia Hy, một cựu giáo sư của Đại học Y khoa Sài Gòn trước 1975, hiện là hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Hùng Vương đã phải than rằng: Cơ sở trường là nỗi khổ của các trường dân lập hiện nay!
Theo báo trong nước, lên tiếng tại cuộc hội thảo, giáo sư Hy đề nghị nhà nước CSVN cấp đất ban đầu hoặc có chính sách cho các trường thuê dài hạn, nhưng đề nghị của ông chỉ được “ghi nhận” mà thôi. Theo thống kê của bộ Giáo dục CSVN, hiện nay, cả Việt Nam chỉ có một trường đại học dân lập có quy mô cơ sở lớn là Đại học dân lập Hải Phòng, kinh phí đầu tư 20 tỉ đồng, sẽ chính thức đưa vào sử dụng vào tháng 5-1999. Cơ sở, trường ốc thì như thế, còn về thành phân giảng viên, giảng sư, phần lớn các trường đều phải ký hợp đồng mướn thầy ở các trường công. Hiện trạng này được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:

Thống kê của Vụ Đại Học (ĐH) cho thấy: Các trường đại học, cao đẳng dân lập đã huy động 3 ngàn 300 giảng viên, trong đó số giảng viên đương chức ở các trường ĐH công lập chiếm trên 70%. Có trường mời cả người không đủ tiêu chuẩn đứng trên bục giảng để giảng dạy. Ông Đỗ Văn Chừng, Vụ trưởng Vụ Đại học nhận xét:” Lực lượng giảng viên của các trường ĐH, CĐ dân lập nhìn chung còn rất mỏng, nơi cao nhất chỉ đạt 30% so với nhu cầu, trong đó không ít giảng viên là sinh viên mới ra trườn”g.khi đó, theo dự thảo điều lệ trường ĐH dân lập, thì trong thời gian 3 năm kể từ khi có quyết định thành lập, trường ĐH dân lập phải có đội ngũ giảng viên riêng đảm bảo 50% khối lượng giảng dạy và đủ 70% sau 5 năm. Theo hiệu trưởng nhiều trường, điều này rất khó thực hiện.
Bạn,
Về thi cử, theo báo cáo của bộ Giáo dục-Đào tạo CSVN, trong tuyển sinh, có trường đại học dân lập tuyển cả những người không đạt điểm xét tuyển theo quy định, cho các sinh viên nợ số điểm thiếu, trong nước gọi là nợ đầu vào. Hiện trạng này được một thứ trưởng Giáo Dục phụ trách đại học nhìn nhận đây là vấn đề chưa từng xảy ra từ khi có hệ thống giáo dục đại học. Dù yêu cầu các trường phải “kiểm điểm nghiêm túc việc cho sinh viên nợ điểm,” nhưng viên thứ trưởng này cũng phải nhìn nhận là các trường cần có nhiều sinh viên theo học để có tiền trang trải các khoản chi phí, và còn cho biết: Trong thời gian tới, bộ Giáo dục CSVN sẽ tiếp tục phát triển hệ thống trường đại học, cao đẳng dân lập không dừng lại ở con số hiện có, dù biết rằng hầu hết các trường loại này phải đi thuê mướn cơ sở để có giảng đường, phòng học cho sinh viên!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.