Hôm nay,  

Tổ Dân Phố “đài Loan”

03/07/199900:00:00(Xem: 6962)
Bạn,
Theo tài liệu của sở Tư pháp CSVN Sài Gòn, thì quận 11 là khu vực có số phụ nữ “đăng ký kết hôn” với người Đài Loan nhiều nhất. Trong một cuộc tọa đàm của hội Phụ nữ quận 11 vừa được tổ chức vào hạ tuần tháng 6/1999 vừa qua, một thống kê được công bố: Từ năm 1995 đến tháng 6/1999, các phường trong quận 11 đã chứng nhận cho 1591 phụ nữ lập thủ tục kết hôn với người nước ngoài, trong đó có đến 996 trường hợp với người Đài Loan (chiếm 62.6%). Một khảo sát của các chuyên viên về Gia đình của hội này với 423 phụ nữ được thăm dò, cũng đã đưa ra một biểu số như sau: 360/423 người kết hôn với người Đài Loan, 63 người với dân các nước khác; lứa tuổi kết hôn từ 21 đến 27 tuổi; trình độ văn hóa: 342 người có trình độ cấp 1 hoặc cấp 2 (từ lớp 1 đến lớp 9), 79 người có trình độ từ lớp 10 đến lớp 12, chỉ có hai người đã học lên đại học. Về nghề nghiệp có 413 người nội trợ, nghề tự do, 9 người là nữ công nhân, 1 là nữ nhân viên. Về động cơ lấy chồng nước ngoài, có đến 315 trường hợp vì lý do kinh tế.
Cũng theo báo cáo của hội Phụ nữ quận 11, phường 3 là nơi có khá đông cô gái trẻ lấy chồng Đài Loan. một viên chức của phường này đã nói với các phóng viên rằng: “Đây là một hiện tượng xã hội, vào những năm 1996-1997, hiện tượng này bùng phát, tập trung ở một số tổ dân phố ( mỗi tổ gồm vài chục gia đình), dẫn đầu là tổ 14, ở đó ông tổ trưởng được gọi là “tổ trưởng tổ Đài Loan”. Ngoài tổ nói trên, một số tổ dân phố khác cũng được dân trong phường gọi là “tổ dân phố Đài Loan”. Trong những năm qua, nhiều cô gái ở các tổ này đã gặp nhiều “bi kịch”, hoặc trở thành nạn nhân của cuộc hôn nhân Việt-Đài như ghi nhận sau đây trích từ báo Sài Gòn:

Là một người trong cuộc, cách đây 4 năm, K.B vừa tốt nghiệp lớp 12 thì gia đình gặp nhiều bế tắc nên cô đành nhắm mắt đưa chân theo người mai mối hy vọng có một số tiền cho gia đình xoay xở. Chỉ trong vòng 3 ngày, đám cưới đã diễn ra và cô trở thành vợ của một người Đài Loan. Một tuần sau, ông ta về nước, cô cũng chịu khó đi học tiếng Phổ Thông để dễ bề ăn nói, thư từ... Thế nhưng, nỗi day dứt từ những cảm nhận về người đàn ông mà mình không hề yêu thương, không phù hợp... đã đưa cô đến quyết định: không đăng ký kết hôn, không theo ông ta về quê. Có nhiều rắc rối xảy ra nhưng nhờ địa phương giúp đỡ và bên kia cũng lẳng lặng rút lui không thưa kiện gì. Giờ thì cô an phận với công việc phụ gia đình bán tạp hóa.
Có nhiều bạn trẻ, do nhận thức kém, lại ở trong tình trạng túng quẫn, đã “mất” ngay từ khi chưa thành vợ người ta. Đó là trường hợp 1 cô gái khoảng 16, 17 tuổi được một ông Đài Loan hứa trả 3 ngàn đô nếu chấp nhận làm vợ ông ta. Trong khi chờ thủ tục, mỗi ngày sống với ông ta tại khách sạn được trả 500 ngàn đồng (chưa đến 40 đô). Khi đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra khách sạn, cô gái cho biết là đã sống với ông ta ba ngày mà vẫn chưa được trả đồng nào. Đoàn kiểm tra đã buộc ông phải trả cô 1.500.000 đồng theo như thỏa thuận, nhưng cô đã bị mất đời con gái một cách rẻ mạt.
Bạn,
Trình bày về hiện trạng xã hội nói trên, một bà mẹ ở quận 11 đã nói với các phóng viên: Nuôi con mấy chục năm trời mà đem gã bán mấy ngàn đô, nhân phẩm người phụ nữ bị tổn thương rất nhiều. Chưa kể những bất đồng ngôn ngữ, ông nói gà, bà nói vịt, hạnh phúc đâu không thấy, chỉ biết thành người ở mướn không công cho người ta!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.