Hôm nay,  

Nạn Đói Ở Các Xã Biên Giới

02/11/200100:00:00(Xem: 4389)
Bạn,
Trong số các huyện thuộc tỉnh Long An, Đức Huệ huyện nghèo nhất, và đây cũng là huyện có nhiều xã dọc theo biên giới VN- Căm Bốt. Trước mùa lũ, cư dân ở các xã biên giới này đã phải tất bật trong chuyện mưu sinh, và trong mùa lũ năm nay, hàng ngàn gia đình ở đây phải đối mặt với cái đói từng ngày. Hạ tuần tháng 10 vừa qua, phóng viên báo Người Lao Động đã theo một đoàn cứu trợ về thăm hai xã thuộc vùng biên giới và ghi nhận tình cảnh khốn khổ của người dân ở đây trong mùa lũ qua đoạn ghi chép như sau.

Từ thị trấn Hậu Nghĩa (Đức Hòa), rẽ qua con đường tỉnh lộ ĐT 822 để về huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, đoàn cứu trợ đã thấy được phần nào bóng dáng của cơn lũ dữ, dù đỉnh lũ đã qua ngót nửa tháng nay. Đức Huệ là một trong những tỉnh nghèo nhất của tỉnh Long An. Người dân Đức Huệ sống chủ yếu bằng nghề nông và trồng tràm. Tính đến nay, toàn huyện có hơn 3,000 gia đình có nguy cơ đói hoặc đang đói trong tổng số 14,348 gia đình trong cả huyện. Về giao thông, toàn huyện có 22 km đường quốc lộ, tỉnh lộ bị ngập, gần 40 km đường liên xã bị cuốn trôi, 11,754 học sinh của huyện phải nghỉ học vì có đến 77 phòng học chìm trong nước lũ. Riêng số nhà bị nhập của 10 xã, thị trấn Đức Huệ đã lên đến 4,620, chiếm 1/3 số nhà toàn huyện.

Đúng 10 giờ, bốn chiếc tàu khách lớn của đoàn cứu trợ chia làm 2 nhóm rời cầu Rạch Gốc, xuôi theo Rạch Gốc đến xã Bình Hòa Hưng, hai xã giáp tỉnh Xoài Riêng, Căm Bốt. Khi đoàn cứu trợ đến điểm tập trung của xã Bình Hòa Hưng vào 12 giờ trưa, hàng ngàn nông dân đã tập trung tại Giồng Ông Bạn từ lúc 8 giờ sáng để chờ nhận quà cứu trợ. Bác Lê Thị Tèo nhà ở ấp 2, Giồng Cù Lao đã phải dậy từ lúc còn mờ sáng để chèo ghe vượt con nước ròng. Nhà bác Bèo đã ngập quá nóc từ hơn nửa tháng nay phải tạm di dời lên bờ kênh để sống. Bác bảo bình thường nhổ bàng được hơn chục ngàn đồng, nay không biết làm gì để mà ăn. Ông Huỳnh Thanh Tùng, tự Sáu Bửu, nhà ở ấp 2, cho biết: Mùa lũ 2001 toàn bộ vùng biên giới Mỏ Vẹt cá hầu như biến mất, sản lượng cá thu hoạch được ước giảm đến 9/10. Nhiều người ở Giồng Út và ở khu vực trong đồng xa chuyển sang bắt chuột. Nhưng giá chuột đã làm sẵn cũng chỉ từ 4 ngàn đồng đến 5 ngàn đồng/kg. Ở Giồng Ông Bạn, chuột đổ đống ê hề kêu giá 3 ngàn đồng/kg nhưng không thấy ai hỏi đến.

Mưu sinh trong mùa lũ thật quá khó khăn. Ở xã Mỹ Thạnh Tây giáp với cũng chẳng khá hơn. Toàn xã có đến 804 nhà bị ngập, 550 gia đình có nguy cơ bị đói. Đoàn cứu trợ chia tay vùng Mỏ Vẹt, Giồng Út Bạn, hàng trăm cư dân vùng biên giới quyến luyến tiễn đưa. Trước mắt phóng viên bốn bề là biển nước mênh mông cùng với những khó khăn chồng chất vùng biên giới Tây Nam này.

Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, không chỉ phải đối mặt với cái đói, người dân ở các xã nói trên còn phải chống chỏi với bệnh tật do môi trường bị ô nhiễm gây ra. Trong mùa lũ năm nay, chỉ có một số xã ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang có các đoàn y tế từ Sài Gòn về khám bệnh, phát thuốc. Còn với những xã xa xôi như hai xã Mỹ Thạnh Tây và Bình Hòa Hưng ở vùng biên giới thì dân nghèo chỉ mong chờ sự cứu giúp từ các tổ chức từ thiện mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.