Hôm nay,  

Tìm Lại Bóng Xưa

27/07/200500:00:00(Xem: 6157)
Bạn,
“Mất ăn mất ngủ vì đồ thêu, tóc bạc cũng vì đồ thêu”, anh Phan Văn Thắng- nhà sưu tầm tranh thêu cổ ở Huế- kết lại chuỗi ngày lăn lóc sưu tầm tranh thêu cổ của mình bằng một câu ví von dí dỏm.... Phóng viên Diễm Châu của báo NetCodo của xứ Huế mở đầu bài viết về một nghệ sĩ thơ mộng như thế -- người say mê sưu tập các tranh thêu cổ.
Suốt 15 năm, anh vẫn đi đi về về khắp chốn cùng quê tìm tranh. Đến nhà, lại chui ngay vào căn phòng đặc quánh bụi bặm, quà “khuyến mãi” của cả ngàn bức thêu anh đã sưu tầm được. Sau đó, sắp xếp, nghiên cứu phục chế. Gia đình chẳng ai ủng hộ nhưng anh vẫn quyết chí theo đuổi. Thế rồi, nhân Festival nghề truyền thống Huế (15-17.7), anh đã trình làng bộ sưu tập thêu của mình đầy ngoạn mục. Ai nấy ngỡ ngàng, trước đây, chúng chỉ là đồ vất đi.
Anh Phan Văn Thắng, năm nay 43 tuổi, nhà ở 40 Đào Duy Anh, thành phố Huế. Xuất thân mấy đời chẳng dính dáng gì đến đồ thêu. Anh tâm sự: “Tui từng nhủ rằng, thêu thùa may vá là chuyện đàn bà con gái. Ai dè, nó lại vận vào mình. Hồi năm 1990, một lần, đến nhà đứa bạn ở đường Yết Kiêu, thấy trong đống đồ cũ mà hắn chuẩn bị đốt, có miếng vải màu sắc sặc sỡ, tui cầm lên xem. Thì ra, là bức tranh thêu ông Thọ. Bức tranh đẹp quá, đường kim mũi chỉ sắc sảo, làm tui ngơ ngẩn cả người. Rứa là… xin. Thằng bạn hắn tưởng tui bị chi, cho luôn. Nhà tui cũng tưởng tui bị chi mới đem cái đồ người ta bỏ đi đó về nhà chớ. Lúc đó cũng chưa có ý định sẽ đi tìm thêm. Sau này, có điều kiện đi đây đi đó, thấy những bức tranh thêu như rứa cũng nhiều, mà người ta có ai cần giữ mấy cái đồ hư cũ mục nát ni. Cái thì họ đốt, cái thì họ vất, nên tui mới nảy ra ý đem về nhà cất giữ. Có những cái đẹp và quý lắm, có điều họ không để tâm nên không coi trọng thôi. Mà cũng chỉ có cái thằng tui mới làm việc trời ơi này thôi. Nói thiệt, không ai chịu nổi đồ thêu cũ đâu, bụi bặm khủng khiếp. Ai chui vô phòng đồ thêu cũng thất kinh luôn. Chừ, “cơ ngơi” của tui có hơn 1000 bức tranh thêu này đây”.

Từ dân tay ngang, không biết chút gì về thêu, anh Thắng vừa sưu tầm, vừa tự mày mò tìm cách phục chế những bức thêu đã cũ nát. Tranh thêu vốn làm bằng vải lụa và chỉ tơ nên không thể tồn tại hàng trăm năm như tiền cổ, hay đồ gốm. Kinh qua thời gian, rồi bị bỏ xó, không ai ngó ngàng nên khi tìm được, rất ít bức còn nguyên vẹn. Người xưa khi thêu cũng không để lại tên tuổi, năm tháng hoàn thành nên chỉ có thể căn cứ trên cách thêu, cách phối màu và các loại chỉ, vải dùng để thêu mà đốn định tuổi tác. Bức tranh thêu cổ nhất anh sưu tầm được, có từ thời Đồng Khánh, đến nay đã hơn 100 tuổi. Anh Thắng cho biết: “Tranh thêu cổ, đường kim mũi chỉ hết sức uyển chuyển, tinh tế. Tui đặc biệt thích phong cách thêu thời Đồng Khánh, Khải Định. Điều tui mong nhất là khôi phục lại nghệ thuật thêu cổ, rất khác so với phong cách thêu hiện nay”.
Bạn,
Anh Thắng nói tiếp: “Tranh thêu cổ tui lưu giữ được, tạm chia thành các mảng như: đồ trang trí bàn thờ tổ tiên gồm nghi môn- quần bàn- liễn; các văn bằng sắc phong thêu của vua ban, các bức trướng biếu tặng hoặc đặt làm nhân lễ tết; tranh phong cảnh treo trang trí nhà cửa và các loại đồ trang sức như áo quần, khăn tay. Đồ thêu cũng chia thành nhiều hạng như đồ cao cấp dành cho vua quan, đồ bình thường sử dụng trong dân gian… Nói chung là vô cùng đa dạng”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.