Hôm nay,  

Sống Nhờ Cào Cào

07/07/200500:00:00(Xem: 5543)
Bạn,
Theo báo SGGP, tại thành phố Sài Gòn, hàng chục năm nay, ở khu vực ấp 2, 4 của xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, hình thành một xóm khoảng 50 gia đình chuyên nghề săn cào cào. Mỗi ngày, vào khoảng 2 giờ chiều, dân săn cào cào lại lên đường, mang theo cái vợt lớn làm bằng vải dù và cái đục cột trên chiếc xe gắn máy cũ kỹ, lang thang khắp cánh đồng, từ Củ Chi (TPSG) lên Tây Ninh; từ Bình Chánh (TPSG) về Đức Hòa, Bến Lức (Long An), có bữa vòng qua Bình Dương, Đồng Nai. Nơi nào cào cào có nhiều họ đều có mặt.
Báo SGGP cho biết: tính trung bình đi và về, mỗi ngày dân săn cào cào này chạy xe phải trên dưới trăm cây số. Trước khi đi, bao giờ cũng hội ý để phân chia địa bàn. Sau khi đến nơi "tác chiến", từng nhóm lại tiếp tục chia nhỏ địa bàn để dễ hoạt động. Cư dân Đặng Văn Kình, người có thâm niên trong nghề cho biết, cào cào là loài hại lúa nên đội quân săn cào cào đi đến nơi nào cũng được chủ ruộng nhiệt tình mời chào, thậm chí còn tiếp tế nước uống. Cào cào săn cũng phải theo mùa, phải biết chọn khu vực mà đi, mới có hiệu quả. Đầu mùa mưa, xuống mạ nhiều thì ở miệt Củ Chi, Tây Ninh có cào cào nhiều nhất. Mùa nắng, phải chạy xuống Bến Lức (Long An), vì nơi đây có nhiều đồng cỏ cao, xanh tốt quanh năm, nên cào cào đổ về tránh nắng gắt... Cào cào ra nhiều nhất là từ 3 giờ đến 6 giờ chiều. Mỗi người cứ tay vợt vung lên, hạ xuống bao giờ đủ chỉ tiêu thì về. Có bữa xong xuôi việc, về đến nhà đã 8 - 9 giờ tối.

Báo SGGP dẫn lời 1 phụ nữ tên là Nguyễn Thị Phượng, vợ của cư dân Kình, thì nghề săn cào cào “coi vậy mà không đơn giản vì mỗi khi vung vợt lên phải đúng điệu hẳn hoi. Nếu không cào cào chẳng những không lọt vào đáy vợt mà lại bay tỏa ra ngoài.” Tờ mờ sáng, mỗi người lại ngồi chia số cào cào bỏ vào bịch ny lông nhỏ, cứ một bịch cào cào nhỏ bán cho chim ăn được thương lái mua tại xóm giá 800 đồng. Cào cào lớn dạng châu chấu, vồ vồ thì không nhiều, được chọn ra bán cho các nhà hàng làm đặc sản cào cào chiên. Món này khá hút khách, vì ăn béo và bùi như trứng.

Bạn,

Cũng theo SGGP, trung bình mỗi ngày ngày có ngườiđược cả ngàn bịch, thu nhập của mỗi gia đình dao động 50 ngàn- 100 ngàn đồng. Những cư dân ở "xóm cào cào" cho biết cái nghề khá lạ này đã có từ hàng chục năm nay, khi xóm này ra đời đến giờ. Cư dân Trần Văn Khánh, cũng là một "kiện tướng" săn cào cào cho biết, nghề làm lúa, trồng rau, giá cả nông sản bấp bênh, lúc nông nhàn phải đi kiếm việc, còn nghề săn cào cào không bao giờ sợ thất nghiệp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.