Hôm nay,  

Lối Sống Của Sinh Viên

23/12/199900:00:00(Xem: 6915)
Bạn,
Thượng tuần tháng 12 vừa qua, hội Sinh viên Thành phố Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hội thảo về “lý tưởng, đạo đức và lối sống sinh viên trong giai đoạn hiện nay”. Theo ghi nhận của báo Phụ Nữ, tại cuộc hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội đã lên tiếng than phiền về lối sống của sinh viên ngày nay, từ việc học, thi cử cho đến lối sống ngoài đời. Một nữ giáo sư đại học dạy về môn Giáo dục phát triển là bà Nguyễn Thị Oanh đã kể một câu chuyện mở đầu cuộc hội thảo: Tôi có dạy môn giáo dục phát triển. Khởi đầu môn học, thầy trò tôi có trò chơi là thảo luận mặt mạnh, mặt yếu của thanh niên Việt Nam ngày nay, với từng nhóm vẽ một bức tranh biếm họa. Sản phẩm luôn là một con người dị dạng với cái đầu rất to, nét mặt căng thẳng vì bị nhét quá nhiều kiến thức. Tiếp đến là cái ngực lép với trái tim nhỏ xíu vì không được hun đúc cái tâm, và đôi tay tẻo teo vì thiếu hành động đưa kiến thức vào đời sống. Đúng như ông Phạm Minh Hạc-phó ban Khoa giáo trung ương nói: Mấy năm qua, giáo dục của ta có phần lệch về dạy chữ, dạy nghề, không chú trọng dạy người.
Cũng theo tường thuật của báo Phụ Nữ, chưa bàn đến vấn đề to tát, bà Nguyễn Thị Oanh thú thật là hết sức bàng hoàng trước sự sụp đổ của sự trung thực trong học đường. Đó là hiện tượng copy, quay cóp tài liệu khi thi cử. Đến nỗi cố gắng không quay cóp trong thi cử lại đòi hỏi một sự dũng cảm quá lớn. Về chuyện quay cóp, trong phần phát biểu, sinh viên Võ Văn Thưởng, phó chủ tịch hội Sinh viên Sài Gòn cho biết đã ngạc nhiên khi dự một buổi sinh hoạt đoàn tại một trường đại học, có đến 80% đoàn viên vui vẻ giơ tay có nhận tội quay cóp. Một sinh viên đề nghị “triệt tiêu ngay tệ nạn này”. Và ngay sau đó, không ai bầu anh vào ban chấp hành ở trường. Ghi nhận về hiện trạng quay cóp và một số ý kiến về lối sống sinh viên, phóng viên Báo Phụ nữ viết như sau:

Phải chăng cái tốt đã bị trừng trị. Song sinh viên cũng có lý do biện hộ khi cho rằng: Không quay cóp không bao giờ ra trường, vì có những môn không thể nào nuốt nổi, như các môn xã hội học của giai đoạn đại cương, học theo kiểu nín thở qua sông. Ông Nguyễn Phú Bình, phó phòng nghiên cứu đoàn thể quần chúng nhận thấy: Đối với các môn xã hội, chính trị, qua kết quả khảo sát gần đây cho thấy đa số sinh viên không ham thích. Nhiều giáo sư cũng thừa nhận đây là môn học thiếu sinh khí, trừu tượng, khô khan, nặng lý thuyết...Phương pháp giảng dạy không lôi cuốn, sáng tạo.
Lối sống sinh viên được “đánh động” qua phát biểu của một sinh viên ở trường Đại học Sư phạm khi anh bỏ công sức điều tra tình bạn-tình yêu trong sinh viên. Về tình bạn được coi là vĩ đại và cảm động khi một bạn giàu có chơi thân với một bạn nghèo, nhưng số này rất hiếm. Đa số, họ chơi theo ba nhóm: có xe đời mới, đồ hiệu; có tiền tiêu vặt; và chật vật kiếm sống, đi học. Hoặc cũng có nhóm kết thân với nhau vì học giỏi và tất nhiên cũng có nhóm chỉ toàn học dở, lười học... Còn chuyện tình yêu-chiếm tỷ lệ khá cao là tình yêu chân chính-có nghĩa là có cân nhắc, vừa yêu vừa lo học. Tuy nhiên, sau đó có cưới nhau không lại là chuyện khác. Còn lại là những kiểu tình: lãng mạn cuồng nhiệt, thực dụng mù quáng, lợi dụng... Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về khái niệm tôn sư trọng đạo.
Bạn
Theo báo Phụ Nữ, chuyện thường ngày ở giảng đường đó là việc các sinh viên hoặc vô tình, hoặc thản nhiên ra vào lớp không hề xin phép thầy cô, hết giờ đã chen chạy ra khỏi lớp, khi thầy còn trên bục. Nhiều thầy cô cũng hay phàn nàn: Sinh viên bây giờ gặp thầy cô không biết chào!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.