Hôm nay,  

Hết Lấp Lại Đào

17/03/200000:00:00(Xem: 5504)
Bạn,
“Hết lấp lại đào” là chuyện thường ngày một số ngành có liên quan đến các công trình công cộng ở Sài Gòn: Giao thông Công chánh, Bưu điện, Điện lực, Công ty Cấp nước, Công ty Thoát nước. Theo ghi nhận của các báo Sài Gòn, nhiều đoạn đường, có khi chỉ trong 3 tháng, đã bị ba lần đào rồi lấp. Mỗi lần do một công ty thực hiện, lần đầu thì bộ phận của Công ty cấp nước cho nhà thầu đào để đặt ống dẫn nước, đào xong thì lại lấp, thế nhưng chỉ một tháng sau, đoạn đường lại bị ông Bưu điện cho đào để đặt cáp điện thoại, và một tháng sau đó, lại đến ông Điện lực hối hả cho đào khẩn cấp để đặt ngầm cáp điện với nguồn vốn vay của các tổ chức tài chánh quốc tế. Hoạt cảnh đào đường ở Sài Gòn được một phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi nhận qua đoạn ghi chép dưới đây.

Trong năm qua có đến 697 tuyến đường bị đào trên tổng số 900 tuyến đường của thành phố, tăng 157.7% so với năm trước đó bởi vì như các chuyên viên nhận xét “một số công trình do sơ sót trong khâu thiết kế nên khi thi công gặp các công trình ngầm khác phải ngưng thi công gặp các công trình ngầm khác phải ngưng thi công chờ thay đổi thiết kết.” Chuyện một con đường bị đào nhiều lần là bình thường, thậm chí các nhà thiết kế còn quên béng để vết đào mới nằm lên vết cũ, suýt nữa công trình này chồng lên công trình kia.

Khi được hỏi cảnh “hết lấp lại đào” còn tái diễn đến bao giờ, trưởng phòng Quản lý công trình Giao thông công chánh-người có quyền cấp hay không cấp giấy phép đào đường-trả lời: Khi kinh phí mỗi ngành còn được cấp vào các thời điểm khác nhau thì một con đường bị đào xới năm, bảy lần là lẽ đương nhiên. Hỏi tiếp: Lẽ nào thấy trước sự lãng phí to lớn như vậy mà vẫn cấp phép " ông trưởng phòng trả lời: Biết nhưng làm gì được khi chúng tôi không có thẩm quyền tham gia vào giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lại càng không được can thiệp từ giai đoạn quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.

Điệp khúc hết lấp lại đào cứ lặp đi lặp lại mà thành phố vẫn còn loay hoay chưa có một nhạc trưởng cho dàn đồng ca năm ông (đường, điện lực, bưu điện, cấp nước, thoát nước), nên mỗi ông một tông, mỗi nghành một phách. Ông này đào nước rút cho kịp giải ngân, ông kia đào cấp tập để chạy vốn, ông nữa đào rào riết cho kịp giờ khóa sổ ngân hàng. Mới đây, công ty Điện lực phát hiện thời hạn chỉ còn 2 tháng nữa mà gần 75 km đường chưa đào, sợ không kịp giải ngân nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới, nên trách bên Giao thông cấp phép nhỏ giọt, thủ tục nhiêu khê. Nhưng bên Giao thông cấp phép lại cho biết bên Điện lực còn 17 giấy phép đã hết hạn nhưng chưa đủ sức khai triển, năng lực thi công hạn chế, thời điểm bắt đầu khởi động quá muộn, đến tháng 6/1999 mới khai triển hồ sơ xin cấp phép, trong khi các ngành khác đã thực hiện từ đầu năm. Ai đúng, ai sai" Nào biết hỏi ai chỉ huy, trọng tài" Cuối cùng do câu thúc bởi tiến độ giải ngân, một chỉ đạo tình thế xuất hiện: cho đào tất và thế là trên 50 giấy phép với trên hàng trăm tuyến đã và sẽ được đào ào ạt trong tháng 3 và 4/2000.

Bạn,
Thế là giấy phép cũ đào chưa xong nay chồng thêm giấy phép mới. Cũng theo ghi nhận của phóng viên trên, do thời gian gấp rút nên chủ đầu tư rải quân manh mún trên nhiều tuyến đường và mạnh dạn “làm đêm không ngủ tranh thủ làm ngày”, và chỉ sau vài công trình mà ngôn ngữ trong nước gọi là “chào sân” thì những bài bản cũ được lặp lại: một số nhà thầu chưa hiểu rõ quy chế đào đường, một số khác cố tình không đặt biển báo, rào chắn, đèn tín hiệu, để đất đá, hố đào, tồn đọng nhiều ngày, thi hành công trình cẩu thả nên phải “hết lấp lại đào” nhiều lần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.