Hôm nay,  

Mỏ Cá Cửu Long

12/12/200500:00:00(Xem: 5623)
Bạn,

Tại miền Tây Nam phần, hàng năm lượng nước sông Cửu Long đổ ra biển trung bình khoảng 500 tỉ mét khối. Mực nước trên lưu vực sông phân định thành hai mùa tương phản rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm đến 90% tổng lượng nước hàng năm. Từ mực nước thấp vào mùa khô có thể tăng khoảng 15m vào đỉnh lũ. Vì thế mùa nước lên của sông Cửu Long cũng chính là mùa cá, mùa làm ăn của ngư dân. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận về "mỏ cá Cửu Long" qua đoạn ký sự như sau.

Các bậc kỳ lão ở vùng Cao Lãnh kể rằng, cách nay chưa xa, mùa lũ năm 1978, cá linh từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về tràn lên lội bạc sáng cả nước đồng. Muốn ăn cá linh cứ việc cầm vợt đứng trên sàn nhà mà vớt, mỗi dợt dư một người ăn. Cá linh không lớn, chỉ cỡ ngón tay đến ngón chân cái của người lớn, nhưng ăn rất ngon, chế biến đủ loại từ chiên bột, kho mía, làm chả, nấu canh chua bông điên điển... Do cá linh khó giữ cho sống sau khi bắt được, khó có khả năng chuyên chở xa, sản lượng lại quá lớn nên trước đây ít người khai thác. Thời xa xưa người ta chỉ bắt cá linh để nấu lấy mở thay dầu thắp đèn. Vùng Hòa An, Cao Lãnh nổi tiếng lâu đời với loại thuốc lá ngon, đặc biệt là thuốc Siêm Mẳn. Cái sự nổi tiếng ngon của cây thuốc này là do người dân trồng thuốc đã bón cây bằng một loại phân đặc biệt làm từ cá linh, nên năm nào lũ cao, cá linh trúng mùa, thì mùa thuốc Hòa An càng thêm đặc sắc.

Trên con sông Vàm Nao, một chi lưu nối thông từ sông Tiền qua sông Hậu nằm giữa hai huyện cù lao là Phú Tân và Chợ mới của tỉnh An Giang vẫn tồn tại từ hơn trăm năm qua cho đến bây giờ một xóm lưới chuyên đánh bắt cá hô, một loại cá họ chép nhưng có trọng lượng khổng lồ, có con lên đến 200kg.

Di cư liên tục là tập tính sống phổ biến của nhiều loài cá có mặt trên sông Mê Kông. Trước mùa lũ, rất nhiều loài ngược thượng nguồn lên đẻ trứng ở dòng chính trên vùng nam Lào và bắc Campuchia, sau đó nương theo lũ, cá bột và cá con xuôi về những cánh đồng ngập nước hạ nguồn ở nam Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long cách xa hơn 500 km để sinh sống và phát triển. Ở đây nhịp lũ là yếu tố quyết định tập tính sinh tồn và nhịp sống của mùa cá.

Bạn,

Cũng theo SGTT, vùng xuất hiện cá bột và cá con của họ cá da trơn nhiều nhất trên lưu vực Mê Kông là từ sông Tonglesap (Cam Bốt) kéo dài xuống gần biên giới Việt Nam. Từ hơn trăm năm qua, ngư dân vùng Châu Đốc và Hồng Ngự, hai huyện đầu nguồn của hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã ngược thượng nguồn sang Cam Bốt để vớt cá bột về ươm nuôi thành nguồn cá giống bán ra cho cả vùng Nam phần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.